Thông báo:

Nhớ Like or share, comment nhiệt tình nếu thấy bài viết bổ ích nhé! tks mọi người

Web liên quan Web Tang Like+ View Choi game online Lop hoc tieng nhat Gunny Free

Thursday, January 1, 2015

Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp - Phần 2

Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp - Phần 2

Nguồn: Đại học ngoại ngữ Tokyo - Sơ cấp tiếng Nhật JPLANG
Giới thiệu: www.saromalang.com
Các bạn hãy vào trang web trên để nghe cả âm thanh và bài học nhé.
Xem thêm: Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp phần 1

Ngữ pháp tiếng Nhật không có gì là khó
Với cách chia loại từ ngữ và phân tích câu của SAROMA JCLASS thì các bạn sẽ thấy là ngữ pháp tiếng Nhật không có gì là khó. Các bạn cũng sẽ thấy chúng có ích trong phân tích tiếng Việt và nhìn chung thì tiếng Nhật và tiếng Việt khá tương đồng với nhau.
Một câu cơ bản sẽ có cấu trúc như sau:
[CHỦ ĐỀ] + [HÀNH ĐỘNG]
Để làm rõ sắc thái thì chúng ta có thể thêm bổ nghĩa (thời gian, nơi chốn, cách thức,... vào). Ví dụ, "Hoa anh đào đẹp" thì chủ đề là "hoa anh đào", còn hành động là "đẹp". Để nhấn mạnh thì chúng ta sẽ thêm trợ từ "thì": "Hoa anh đào thì đẹp". Thêm bổ nghĩa (đối tượng là cả câu, chỉ nơi chốn): "Ở Nhật Bản, hoa anh đào đẹp". Thêm tiếp bổ nghĩa (đối tượng là cả câu, chỉ thời gian): "Ở Nhật Bản, vào mùa xuân, hoa anh đào đẹp".
Bạn sẽ thấy là tiếng Nhật sẽ dùng các trợ từ để chỉ cách thức hay tạo bổ nghĩa (nơi chốn, thời gian) (xem: Trợ từ tiếng Nhật có gì khó đâu??) ví dụ như dưới đây:
バスで basu de = đi bằng xe buýt
公園に kouen ni = tại công viên
5時に goji ni = vào lúc 5 giờ
ベトナムから betonamu kara = từ Việt Nam
7時から9時まで shichiji kara kuji made = từ 7 giờ tới 9 giờ
成功へ seikou e = hướng tới thành công
工場で koujou de = tại nhà máy
Từ ngữ tiếng Nhật (tiếng Việt cũng vậy) sẽ chia làm 3 loại chính:
- Từ ngữ mang tính chất danh từ (chủ thể, đối tượng của hành động)
- Từ ngữ mang tính chất tính từ (hành động, bổ nghĩa)
- Từ ngữ mang tính chất động từ  (hành động, bổ nghĩa)
Danh từ
Ví dụ:
Danh từ đơn: 日本 nihon = Nhật Bản, 人 hito = người, 言語 gengo = ngôn ngữ, 友達 tomodachi = bạn bè
Danh từ ghép: 日本人 nihonjin = người Nhật、ベトナム人 betonamujin = người Việt Nam、最高裁判所 saikou saibansho = tòa án tối cao、東京入国管理局 Tokyo nyuukoku kanrikyoku = cục xuất nhập cảnh Tokyo
Danh từ với bổ ngữ là danh từ (với "no" = "của"): 日本のお酒 nihon no osake = rượu Nhật Bản
Danh từ với bổ ngữ là tính từ "na": 優秀な学生 yuushuuna gakusei = học sinh ưu tú, 壮麗な風景 soureina fuukei = phong cảnh tráng lệ
Danh từ với bổ ngữ là tính từ "i": 面白い人 omoshiroi hito = người thú vị
Danh từ với bổ ngữ là động từ:
遠くから来た友達 tooku kara kita tomdachi = bạn từ xa tới
ベトナムへ出張する技術者 betonamu he shutchou suru gijutsusha = kỹ sư sẽ đi công tác tại Việt Nam

Tính từ
Tiếng Nhật có tính từ "i" (i-adjective) và tính từ "na" (na-adjective). Có thể hiểu tính từ "i" là tính từ thuần Nhật (như tính từ thuần Việt là "đẹp") còn tính từ "na" là tính từ có gốc Hán (giống như tính từ Hán Việt như "mỹ lệ", "tráng lệ"). Người Nhật phải dùng "na" vì tính từ Hán Nhật sẽ có âm đọc là on'yomi (âm đọc Hán Nhật) nên không thể nào mà chia như tính từ "i" được.
Ví dụ tính từ "i": 面白い omoshiroi = thú vị, つまらない tsumaranai = tẻ nhạt, 美しい utsukushii = đẹp, 醜い minikui = xấu, 優しい yasashii = hiền, dễ tính, 難しい muzukashii = khó
Ví dụ tính từ "na": きれいな kirei-na = đẹp, sạch, 正確な seikakuna = chính xác, まじめな majimena = nghiêm túc, 大変な taihenna = kinh khủng, 変な henna = lạ, 壮麗な sourei-na = tráng lệ
Ngoài ra còn có thể cấu tạo tính từ "na" từ danh từ sử dụng "的な teki-na":
日本的な nihon tekina = một cách Nhật Bản, theo kiểu Nhật
Động từ
Động từ sẽ kết thúc là:
"ta" (quá khứ) / "~mashita"
"ru" (hiện tại, tương lai) / "~masu"
"nai" (phủ định hiện tại, tương lai) / "~masen"
"nakatta" (phủ định quá khứ) / "~masen deshita"
[cụm danh từ mang tính chất động từ] + da / desu / datta / deshita
Tham khảo: Động từ tiếng NhậtBảng chia động từ tiếng Nhật
Ví dụ: 日本語中級クラスを希望です。(希望 kibou là cụm danh từ mang tính chất động từ).
(= 日本語中級クラスを希望します)
Chú ý là người Nhật có thể nói tắt câu nên phần cuối câu sẽ bị lược (ví dụ "ikanakereba naranai" => "ikanakya"). Xem thêm: Cách nói tắt trong tiếng Nhật.
Để hiểu một câu tiếng Nhật bạn phải tìm được chủ thể (danh từ) của nó, các bổ nghĩa cho chủ thể đó, sau đó tìm hành động của chủ thể đó, các bổ nghĩa ví dụ như chỉ nơi chốn, thời gian, cách thức của hành động nếu có.
Ví dụ:
日本で春になるとはかなさの象徴だと言われる桜が多く美しく咲く
Nihon de haru ni naru to hakanasa no shouchou da to iwareru sakura ga ooku utsukushiku saku.
Để các bạn phân biệt được các phần dễ hơn, SAROMA JCLASS thêm các dấu ngắt vào như sau:
日本で、春になると、はかなさの象徴だと言われる桜、が多く美しく咲く。
Phân tích câu của SAROMA JCLASS:
Chủ thể: はかなさの象徴だと言われる桜
Hành động: 咲く saku = nở, nở hoa
Các bổ nghĩa (chú ý là phải xác định rõ là bổ nghĩa sẽ làm rõ nghĩa cho đối tượng nào nhé):
Bổ nghĩa 1 (chỉ nơi chốn, bổ nghĩa cho toàn câu): 日本で nihon de = ở Nhật Bản
Bổ nghĩa 2 (chỉ thời gian, bổ nghĩa cho toàn câu): 春になると haru ni naru to = cứ mỗi mùa xuân tới
Bổ nghĩa cho chủ thể: はかなさの象徴だと言われる hakanasa no shouchou da to iwareru = được cho là biểu tượng của sự ngắn ngủi
Bổ nghĩa 1 cho hành động: 多く ooku = nhiều
Bổ nghĩa 2 cho hành động: 美しく utsukushiku = đẹp
Ý nghĩa của câu:
桜: hoa anh đào
はかなさの象徴だと言われる桜: hoa anh đào, loài hoa được cho là biểu tượng của sự ngắn ngủi,
多く美しく咲く: nở nhiều và đẹp
はかなさの象徴だと言われる桜が多く美しく咲く: hoa anh đào, loài hoa được cho là biểu tượng của sự ngắn ngủi, nở nhiều và đẹp
日本で春になるとはかなさの象徴だと言われる桜が多く美しく咲く = Ở Nhật Bản, cứ mỗi khi mùa xuân tới là hoa anh đào, loài hoa được cho là biểu tượng của sự ngắn ngủi, lại nở nhiều và đẹp.

Dưới đây là phần 2 trong loạt bài "Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp".
SAROMA JCLASS = 9
108
(たぶん)V/Aい/Aな/Nでしょう
(たぶん)[ V/Aい/Aな/N ] でしょう
Đây là cách nói suy đoán có xác suất cao, trong đó「たぶん」là trợ từ, được hiểu là “có thể, có lẽ”, và cuối câu thường kết thúc bằng「~でしょう.」có thể kết hợp trực tiếp với Aい/ Aな/ N ở cả dạng khẳng định và phủ định (dạng ngắn). Lưu ý sự khác nhau giữa「~でしょう」và「です」/「ます」.
小林さんは たぶん じゅぎょうを やすむでしょう。
Có lẽ Kobayashi nghỉ học.
小林さんは たぶん がっこうへ 行かないでしょう。
Có lẽ Kobayashi không đi học.
その えいがは たぶん つまらないでしょう。
Chắc bộ phim đó rất chán
その えいがは たぶん おもしろく ないでしょう。
Chắc bộ phim đó không hay
その しごとは たいへんでしょう。
Có lẽ công việc đó vất vả lắm
その しごとは らくでは ないでしょう。
Có lẽ công việc đó không nhàn hạ chút nào
あしたの しけんは 七十点ぐらいでしょう。
Bài thi ngày mai chắc chỉ được khoảng 70 điểm
たぶん 百点では ないでしょう。
Có lẽ không được 100 điểm
109
~か ~ないか、わかりません①
~か ~どうか、わかりません②
Cách nói khi không chắc chắn một sự việc nào đó có xảy ra hay không hoặc có chính xác hay không.
① 「Khẳng định + か、Phủ định + か + わかりません」.Giống như 「でしょう」, có thể kết hợp trực tiếp với Aい/ Aな/ N ở cả dạng khẳng định và phủ định (dạng ngắn)
② 「Phủ định + か」được thay bằng 「どうか」. (Nghĩa giống ①)
あした 雨が ふるか ふらないか、わかりません。
Tôi không biết ngày mai trời có mưa hay không
あした 雨が ふるか どうか 、わかりません。
Tôi không biết ngày mai trời có mưa hay không
この こたえは ただしいか ただしくないか、わかりません。
Tôi không biết câu trả lời này có chính xác hay không.
この こたえは ただしいか どうか、わかりません。
Tôi không biết câu trả lời này có chính xác hay không.
この てがみは たいせつか たいせつではないか、わかりません。
Tôi không biết bức thư này có quan trọng hay không.
この てがみは たいせつか どうか、わかりません。
Tôi không biết bức thư này có quan trọng hay không.
110
Placeで Nが あります

Trợ từ「で」trong trường hợp này biểu thị nơi chốn xảy ra hành động, sự việc nào đó.「N」 là danh từ biểu thị sự việc, hoạt động đó nên trong trường hợp này「あります」có nghĩa giống nghĩa với「行われる」(được diễn ra, xảy ra)あした たいしかんで パーティーが あります。
Ngày mai có party ở Đại sứ quán
111
...が、……
~が、…。
Trợ từ「が」trong trường hợp này có chức năng nối hai câu trái nghĩa với nhau thành một câu. Lưu ý: Về mặt ngữ nghĩa,「が」giống với「しかし」(nhưng, nhưng mà, tuy nhiên...)
この みちは せまいですが、あんぜんです。
Con đường này hẹp nhưng mà an toàn
112
N1 を V ます。N2 を V ません
→ N1 は V ますが、N2 は V ません
Khi「N1」và「N2」có nghĩa đối lập nhau, thì thường dùng trợ từ「は」. Trong những trường hợp này, trợ từ「を」,「が」được thay bằng「は」; trợ từ「に」,「へ」được thay bằng「には」,「へは」; trợ từ「も」được thay bằng「にも」hoặc「へも」v.v…
えんぴつは ありますが、ボールペンは ありません。
Bút chì thì có, còn bút máy thì không có
コーヒーは のみますが、こうちゃは のみません。
Tôi uống cafe, còn chà đen thì không uống
本やへは 行きませんが、ゆうびんきょくへは 行きます。
Tôi sẽ không đi hiệu sách, nhưng bưu điện thì sẽ đi
としょしつには でんわが ありませんが、じむしつには あります。しょくどうにも あります。
Ở phòng đoc thì không có điện thoại nhưng ở văn phòng thì có. Ở nhà ăn cũng có
113
Vませんか
→ はい、Vません
Cách hỏi phủ định và cách trả lời. Khác với tiếng Anh, trong tiếng Nhật đối với câu hỏi phủ định, nếu trả lời「はい」có nghĩa là phủ định. Cách này được áp dụng với tất cả các loại từ.
A: アリさんは いませんか。
Ali không có ở đây à?
B: はい、アリさんは いません。
Vâng, Ali không có ở đây
A: なつ休みは みじかく ないですか。
Nghỉ hè không ít đấy chứ?
B: はい、みじかく ないです。
Vâng, không ít
A: あしたは 休みでは ありませんか。
Mai không được nghỉ có phải không nhỉ?
B: はい、あしたは 休みでは ありません。
Vâng, mai không được nghỉ
114
Vませんか
→ いいえ、Vます
Cách hỏi phủ định và cách trả lời. Khác với tiếng Anh, trong tiếng Nhật đối với câu hỏi phủ định, nếu trả lời「いいえ」có nghĩa là khẳng định. Cách này được áp dụng với tất cả các loại từ.
A: マナさんは いませんか。
Mana không có ở đây à?
B: いいえ、マナさんは います。
Không, có ạ
A: 冬休みは みじかく ないですか。
Nghỉ đông không ít đấy chứ?
B: いいえ、冬休みは みじかいです。
Không, ít quá
A: あさっては 休みでは ありませんか。
Ngày kia không được nghỉ nhỉ?
B: いいえ、あさっては 休みです。
Không, ngày kia được nghỉ đấy
115
PlaceにはNがあります
Placeには Nが [ あります/います ]
Để biểu thị sự tồn tại của người và vật, dùng mẫu câu「Placeに Nが あります/います」. Đây là mẫu câu nhấn mạnh đến địa điểm tồn tại và thường gắn thêm trợ từ「は」 để tạo thành「Placeには」, cũng hàm nghĩa so sánh ngầm “ Ở đó thì...”
きょうとには 古い お寺が たくさん あります。
Ở Kyoto thì có rất nhiều chùa chiền
大学には りゅう学生が おおぜい います。
Ở trường đại học thì có rất nhiều lưu học sinh
116
Placeでは Nが あります
Mẫu câu biểu thị nơi chốn xảy ra hành động, sự việc nào đó.「N」là danh từ biểu thị sự việc, hoạt động đó nên trong trường hợp này「あります」, có nghĩa giống nghĩa với「行われる」 (được diễn ra, xảy ra) . Khi gắn thêm trợ từ「は」để tạo thành「Placeでは」, thì nó mang tính nhấn mạnh và hàm nghĩa so sánh ngầm “ Ở đó thì...”
(わたしたちの)がっこうでは まいにち しけんが あります。
Ở trường bọn tớ thì ngày nào cũng có thi kiểm tra
117
どこかへ 行きますか
→ いいえ、どこへも 行きません
Cách hỏi khi chưa xác định được đối tượng giao tiếp có đi đâu không (どこか) và cách trả lời phủ định “Không đi đâu cả” (どこ+へ+も). Lưu ý trợ từ「へ」chỉ phương hướng chuyển động, và không nói「どこもへ」. Ngoài trợ từ へ, tùy thuộc vào động từ khác nhau, cũng sử dụng cả trợ từ「から」,「と」,「に」...
どこかへ 行きますか。(Bạn có đi đâu không?) → いいえ、どこへも 行きません。(Không, tớ không đi đâu cả)
どこかから 来ましたか。(Bạn đã đến từ đâu đó có phải không?) → いいえ、どこからも 来ませんでした。(.Không, tớ không đến từ đâu cả)
だれか cũng được sử dụng tương tự.
だれかと 会いますか。(Bạn có gặp ai không?) → いいえ、だれとも 会いません。(Không, tôi không gặp ai cả.)
だれかに 見せますか。(Bạn có cho ai xem không?) → いいえ、だれにも 見せません。(Không, tôi không cho ai xem cả.)
A: 休みの 日に どこかへ 行きましたか。
Vào ngày nghỉ, cậu có đi đâu không?
B: いいえ、どこへも 行きませんでした。
Không, tớ không đi đâu cả
A: どこかから てがみが 来ましたか。
Có lá thư nào từ đâu đó gửi cho tớ không?
B: いいえ、どこからも 来ませんでした。
Không, chẳng có cái nào cả
A: どこかに まちがいが ありますか。
Có sai sót ở chỗ nào đó không?
B: いいえ、どこにも ありません。
Không, chẳng nhầm lẫn chỗ nào cả
A: だれかと そうだんしましたか。
Cậu đã bàn bạc với ai đó chưa?
B: いいえ、だれとも そうだんしませんでした。
Chưa, tớ chưa bàn bạc với ai cả
A: だれかに この しゃしんを 見せましたか。
Cậu đã cho ai đó xem rồi phải không?
B: いいえ、だれにも 見せませんでした。
Không, tớ chưa cho ai xem cả
118
N1はN2が多いです
N1は N2が [ 多い/少ない ]です
Chủ đề (N1) được biểu thị bằng trợ từ「は」, còn bộ phận của「N1」(N2) được biểu thị bằng trợ từ「が」.
この まちは せまい みちが 多いです。
Thị trấn này có nhiều con đường nhỏ
SAROMA JCLASS = 10
119
Vてください
Cách nói nhờ vả hoặc yêu cầu tương đối lịch sự. Sử dụng động từ chia ở dạng「Vて」, cộng với「ください」. Để lịch sự hơn, đầu câu có thể gắn thêm「すみませんが」 (Xin lỗi...) Hoặc để mời, khuyến khích người khác thì thêm「どうぞ」
すみませんが、戸を 開けて ください。
Cậu làm ơn mở giúp mình cái cửa có được không?
どうぞ わたしの じしょを つかって ください。
Xin mời cứ dùng từ điển của tớ
120
Vないでください
Cách nói phủ định của Vてください.
石を なげないで ください。
Đừng ném đá
121
V(ます)方
Động từ chia ở dạng「Vます」, sau đó bỏ「ます」, thay bằng「方(かた)」, sẽ biến động từ đó trở thành danh từ biểu thị cách thức tiến hành một hành động nào đó.
かきます → かき(ます)+かた → かきかた
アリさんの かんじの かき方は 正しく ないです。
Cách viết chữ Kanji của Ali không chính xác
この じしょの つかい方を おしえて ください。
Hãy chỉ cho tớ biết cách sử dụng cuốn từ điển này
122
Nを VNします
Nの VNを します
Những danh từ biểu thị động tác, hoạt động như “học tập” (べんきょう), “luyện tập” (れんしゅう) v.v... được gọi là “danh động từ” (VN). Đối với những「VN」này, khi thêm 「する」thì sẽ trở thành động từ, được kí hiệu là 「VNする」.「Nを VNします」và「Nの VNを します」có nghĩa như nhau.
はつおんを れんしゅうします。
Luyện tập phát âm
はつおんの れんしゅうを します。
Luyện tập phát âm
123
PlaceへV(ます)に行きます
Placeへ V(ます)に [ 行きます/来ます/かえります ]
Mẫu câu thể hiện mục đích của hành động, đại diện với 3 động từ chuyển động có tần suất sử dụng cao. (đi, đến, về). Chia động từ ở dạng「Vます」, sau đó bỏ「ます」, gắn trợ từ 「に」và phía sau là động từ chuyển động.
Đây là mẫu câu thêm thành phần chỉ mục đích V(ます)にvào giữa mẫu câu "Place へ 行く(đi)/来る(đến)/かえる(trở về)" nên thành phần chỉ phương hướng Place へđược giữ nguyên, không chuyển thành Placeで
○しょくどうへ たべに 行きます。
Đến nhà ăn để ăn.
ひこうじょうへ 友だちを みおくりに 行きます。
Ra sân bay để tiễn bạn
マナさんは うちへ お金を かりに 来ました。
Mana đến nhà tớ để vay tiền
124
PlaceへNをVNしに行きます
Đây cũng là một dạng mẫu câu biểu thị mục đích của hành động. Trong phần 4, chúng ta đã đề cập dạng「NをVNする」và 「Nの VNをする」. Khi chuyển sang dạng mục đích của hành động (đi, đến, về...)có thể chuyển thành dạng thức「Nの VNに」 hoặc 「Nの VNをしに」
日本へ 文学を べんきょうしに 来ました。
Đến Nhật để học văn học Nhật
日本へ 文学の べんきょうを しに 来ました。
Đến Nhật để học văn học Nhật
日本へ 文学の べんきょうに 来ました。
Đến Nhật để học văn học Nhật
125
PlaceへVNに行きます
Placeへ VNに [ 行きます/来ます/かえります ]
Đây cũng là mẫu câu biểu thị mục đích của hành động, nhưng động từ chuyển động phía sau được kết hợp trực tiếp ngay với trợ từ chỉ mục đích (に) và danh động từ (VN)
場へ 見学に 行きます。
Đi thăm quan nhà máy
126
〈Reason〉から、……
Mẫu câu nói về lý do để tiến hành một hành động nào đó. Ở phần giải thích lý do, cũng có thể dùng dạng phủ định hoặc thời quá khứ. Vế sau của câu, được dùng với rất nhiều dạng thức khác nhau.「から」được hiểu là “Vì”, “Bởi vì”...Để hỏi “nguyên nhân, lý do”, dùng「どうして ですか」(Tại sao?)
A: あしたは 学校を 休みます。
Mai tớ nghỉ học
B: どうしてですか。
Tại sao vậy?
A: ひこうじょうへ 友だちを むかえに 行きますから、休みます。
Tớ nghỉ học vì phải ra sân bay đón bạn
わかりませんから、先生に ききましょう。
Vì không hiểu, nên phải hỏi thầy giáo thôi
あぶない(です)から、よく みて ください。
Vì rất nguy hiểm, nên hãy chú ý cẩn thận
この かんじは たいせつですから、おぼえて ください。
Chữ Kanji này quan trọng nên hãy ghi nhớ nhé!
びょうきですから、おいしゃさんの ところへ 行きます。
Tớ bị ốm nên phải đi bác sĩ
127
〈Reason〉。だから、……
Trong phần 7,「から」được đặt giữa hai vế của một câu. Nếu muốn tách hai vế đó thành hai câu, thì chỉ cần sử dụng「だから」(“Cho nên”, “chính vì vậy mà...”) ở đầu câu thứ hai.
この かんじは たいせつです。だから、おぼえて ください。
Chữ Kanji này rất quan trọng. Chính vì vậy hãy nhớ kĩ nhé!
この テープは よく ないです。だから、つかわないで ください。
Cái băng này không tốt. Cho nên đừng sử dụng nữa
128
~の反対は……です
NのV(ます)方は反対です
Cách sử dụng từ 「反対」. Được sử dụng trong trường hợp hai từ có nghĩa đối lập hoặc cách thức gì đó đối lập nhau...
「やすい」の 反対は 「たかい」です。
Từ "yasui" [rẻ] đối lập với từ "takai" [đắt].
あなたの ギターの もち方は 反対です。
Cách cầm đàn ghi-ta của anh là ngược
SAROMA JCLASS = 11
129
NにV
N に V(のる、はいる、つくなど)
Trong trường hợp này, trợ từ 「に」 biểu thị điểm đến, điểm dừng lại của một hành động nào đó. Thường đi với những động từ như:
「のる」(lên, cưỡi),「とまる」(dừng chân),「のぼる」(leo, chèo),「はいる」(vào),「つく」(đến),「すむ」(sống) v.v…
わたしは しんじゅく駅で 電車に のります。
Tớ lên tầu ở ga Shinjuku
おとうとは 来年 しょうがっこうに 入ります。
Năm sau, em trai tớ sẽ vào tiểu học
130
NをV
N を V(でる、おりる)
Trợ từ「を」trong trường hợp này biểu thị thời điểm khi chuyển động, đứng sau danh từ địa điểm hoặc phương tiện chuyển động. Thường đi với những động từ như「でる」(rời khỏi) và「おりる」(xuống tàu, xe...).
わたしは ぎんざ駅で 電車を おります。
Tôi xuống tàu ở ga Ginza
わたしは 九時ごろ 家を でます。
Tôi ra khỏi nhà lúc khoảng 9 giờ
131
N1からN2にのりかえます
Cách nói chuyển tàu xe, từ「N1」sang「N2」.
から thể hiện điểm xuất phát, にthể hiện điểm đến.
父は しんじゅく駅で ちかてつから バスに のりかえます。
Bố tôi chuyển từ tàu điện gầm sang xe buýt ở ga Shijuku
母は ぎんざ駅で バスから 電車に のりかえます。
Mẹ tôi chuyển từ xe buýt sang tàu điện ở ga Ginza
132
Vています
Dạng「Vています」biểu thị một hành động đang xảy ra hoặc một trạng thái đang tiếp diễn.
雨が ふって います。
Trời đang mưa
子どもたちが やきゅうを やって います。
Bọn trẻ đang chơi bóng chày
マリアさんは てがみを かいて います。
Maria đang viết thư
ジョンさんは いま きょうとに すんで います。
John hiện nay đang sống ở Kyoto
ジョンさんは 大学で れきしの べんきょうを して います。
John đang học môn lịch sử ở trường đại học
133
Vて、(Vて、)Vます/ましょう/ました
Vて、(Vて、)[Vます/Vましょう/Vました]
Sử dụng dạng「Vて」để nối những hành động xảy ra theo thứ tự, trình tự thời gian. Thời của động từ được chia ở động từ cuối cùng.
がっこうは 八時半に はじまって、四時に おわります。
Trường học bắt đầu lúc 8:30 và kết thúc lúc 4:30
あしたは 十時ごろ ホテルを でて、かいものを して、駅まで 行きましょう。
Ngày mai khoảng 10, mình rời khách sạn, sau đó đi mua đồ, rồi đi ra ga nhé
いもうとは きょねん ちゅうがっこうを でて、こうとうがっこうに 入りました。
Em gái tôi năm ngoái tốt nghiệp trung học cơ sở và đã vào PTTH rồi
Tuy nhiên nếu những động từ không chịu chi phối bởi trình tự thời gian thì vị trí các từ trong câu có thể hoán đổi cho nhau.
一階には 銀行が あって、二階には 本屋が あります。
Tầng một có ngân hàng và tầng hai có hiệu sách
二階には 本屋が あって、一階には 銀行が あります。
Tầng hai có hiệu sách và tầng một có ngân hàng
134
V1てから、V2
Mẫu câu biểu hiện trình tự thời gian một cách rõ ràng của các hành động. Khác với dạng 「Vて」của phần 5,「てから」nhấn mạnh đến ý nghĩa hành động thứ hai (V2) chỉ được thực hiện sau khi hành động thứ nhất (V1) đã kết thúc.
○もっと やすくなってから、みかんを かいます。
Nếu giá trở nên rẻ thì sẽ mua tất cả.
×もっと やすくなって、みかんを かいます。
父は いつも おふろに 入ってから、ねます。
Bố tôi luôn luôn tắm xong thì đi ngủ
マナさんは 日本ごを べんきょうしてから、日本へ 来ました。
Mana học tiếng Nhật xong, mới đến Nhật
135
V1dic.前に、V2
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa trước khi thực hiện「V1」, thì「V2」đã được thực hiện rồi.
「前(まえ)」biểu thị mối quan hệ trước-sau mang tính thời gian. 「V1」là động từ dạng từ điển (nguyên thể) Cũng có khi danh động từ「VN」như「りょこう」(du lịch)「しょくじ」(việc ăn)...được dùng thay cho「V1」. Trong trường hợp này thì giữa chúng phải có trợ từ「の」.
父は いつも ねる前に、おふろに 入ります。
Bố tôi trước khi đi ngủ, bao giờ cũng vào bồn tắm
マナさんは 日本へ 来る前に、日本ごを べんきょうしました。
Trước khi đến Nhật, Mana đã học tiếng Nhật
マナさんは りょこうの 前に、とけいを かいました。
Trước khi đi du lịch, Mana đã mua đồng hồ
しょくじの 前に、手を あらって ください。
Trước khi ăn hãy rửa tay
136
もって行きます
Dạng thức kết nối của động từ biểu thị ý nghĩa chuyển động (đi, đến, về...) với động từ 「もつ」(mang, cầm...)
わたしは りょこうの 時、地図を もって 行きます。
Khi đi du lịch, tôi mang theo bản đồ
わたしは 日本へ かぞくの しゃしんを もって 来ました。
Tôi mang theo ảnh của gia đình đến Nhật
わたしは 国へ 日本の にんぎょうを もって かえります。
Tôi mang theo búp bê Nhật về nước
137
A(い)ーさ
Đối với tính từ đuôi「い」 (Aい), khi bỏ「い」thay bằng「さ」sẽ tạo thành danh từ biểu thị mức độ của một sự vật nào đó.
Đây là danh từ được tạo nên từ tính từ đuôi i thể hiện mức độ của sự vật.
<Formation>
Chẳng hạn 「ながい」 (dài)  → ながい + さ → ながさ (độ dài)
ふじさんの 高さは 3776メートルです。
Núi Phú sĩ có độ cao 3776 mét
てがみの 重さを 計ります。
Cân trọng lượng bức thư
SAROMA JCLASS = 12
138
N1にN2をV
N1 に N2 を V(おく、いれる、のせるなど)
Trợ từ「に」trong trường hợp này biểu thị vị trí, điểm đến của「N2」thường đi với những động từ「おく」(đặt, để),「いれる」(cho vào),「のせる」(chất lên, chở...),「かける」 (mang, vác, treo, gắn...),「かく」(viết) v.v...
わたしは つくえの 上に さいふを おきました。
Tôi đặt chiếc ví lên trên bàn
母は れいぞうこに 卵を 入れました。
Mẹ tôi bỏ trứng vào tủ lạnh
カードに 名前を 書いて ください。
Hãy viết họ tên vào card
139
N1からN2をV
N1 から N2 を V(だす、とる)
Trợ từ「から」biểu thị khởi điểm khi di chuyển「N2」. Hay sử dụng động từ「出す」(lôi ra, đưa ra...),「取る」(lấy ra...)
わたしは あの はこから カードを だしました。
Tôi lấy tấm card từ trong cái hộp kia
その たなから テープを とって ください。
Hãy lấy cái băng ở trong cái tủ đó
140
V1たあとで、V2ます/ました
Biểu thị ý nghĩa sau khi「V1」kết thúc,「V2」được thực hiện. Thời của động từ được chia ở động từ cuối câu.「V1たあとで、V2」ý nghĩa hơi giống với「V1てから、V2」Nói chung 「Vてから」thể hiện hành vi, động tác mang tính liên tục, còn「Vた あとで」không nhất thiết như vậy.
《たの かたちの つくりかた Formation of the Ta-form》
Cách chia động từ ở dạng này như sau: Chuyển dạng 「V て/で」 thành dạng 「Vた/だ.」
学生たちは、見学を した あとで、さくぶんを 書きます。
Học sinh sau khi đi thăm quan học tập, viết tập làm văn
しょくじを した あとで、この くすりを のんで ください。
Sau khi ăn xong, hãy uống thuốc này
学生たちは、見学の あとで、さくぶんを 書きます。
Học sinh sau chuyến thăm quan học tập, viết tập làm văn
しょくじの あとで、この くすりを のんで ください。
Hãy uống thuốc này sau bữa ăn
141
V1たり、V2たり します①
Cách nói trong một khoảng thời gian nhất định, làm hai ba việc gì đó.
わたしは 日よう日に さんぽを したり、本を よんだり します。
Vào ngày nghỉ, tôi lúc thì đi dạo, lúc thì đọc sách
学生たちは いま ギターを ひいたり、うたったり して います。
Bây giờ các em sinh viên khi thì chơi ghi ta, khi thì hát
142
V1たり、V2たり します②
Động tác của「V1」và「V2」trái ngược nhau và luân phiên nhau xảy ra.
この にんぎょうは 目を 開けたり 閉じたり します。
Con búp bê này mắt lúc mở, lúc nhắm
この 電気は ついたり きえたり します。
Cái bóng điện này lúc thì sáng, lúc thì tắt
あの 赤ちゃんは ないたり わらったり して います。
Đứa bé kia lúc thì khóc, lúc thì cười
143
「……」と言います
Cách nói trích dẫn nguyên văn những điều mình đã nói hoặc nghe được. Thường để nguyên dạng「です/ます trong「  」sau đógắn thêm「と」(rằng, thì, là)
わたしは 先生に 「よく わかりました。」と 言いました。
Tôi nói với giáo viên rằng "Em hiểu rồi ạ."
犬は 「ワン」と なきます。
Con chó kêu "Oang"
日本では あさ 「おはようございます。」と あいさつを します。
Vào buổi sáng, người Nhật chào nhau là "Ohayoo gozaimasu."
144
V/A(い)/A(な)/N(PlainForm)と言いました
Khác với phần trước, trước trợ từ「と」, phần được trích dẫn để nguyên ở dạng「です/ます」(dạng lịch sự), phần này chuyển sang dạng ngắn (hay còn gọi là dạng thông thường) Đây là cách trích dẫn mang tính gián tiếp cho nên phần trích dẫn không để trong ngoặc.
父は あしたは きょうとへ 行くと 言いました。
Bố tôi nói rằng ngày mai sẽ đi Kyoto
母は あしたは きょうとへ 行かないと 言いました。
Mẹ tôi nói rằng ngày mai sẽ không đi Kyoto
タンさんは 日本語は やさしいと 言いました。
Tran nói rằng tiếng Nhật đơn giản
マナさんは 日本語は やさしくないと 言いました。
Mana nói rằng tiếng Nhật không đơn giản
友だちから マリアさんは 元気だと ききました。
Tôi nghe bạn nói rằng Maria khỏe mạnh
友だちから アリさんは 元気では ないと ききました。
Tôi nghe bạn nói rằng Ali không được khỏe
先生から アリさんは びょうきだと ききました。
Tôi nghe thầy nói rằng Ali bị ốm
先生から マリアさんは びょうきでは ないと ききました。
Tôi nghe thầy nói rằng Maria không bị ốm
145
V/A(い)/A(な)/N(PlainForm)とおもいます
Cách nói thể hiện suy nghĩ chủ quan về một hành động, hiện tượng nào đó.
(わたしは)きのう 小林さんは がっこうを 休んだと おもいます。
Tôi nghĩ rằng hôm qua Kobayashi đã nghỉ học
(わたしは)きのう 小林さんは がっこうへ 行かなかったと おもいます。
Tôi nghĩ rằng hôm qua Kobayashi đã không đến trường
(わたしは)きのうの テストは やさしかったと おもいます。
Tôi cho rằng bài kiểm tra hôm qua đơn giản
(わたしは)きのうの テストは むずかしくなかったと おもいます。
Tôi cho rằng bài kiểm tra hôm qua không khó
(わたしは)小林さんは ずっと 元気だったと おもいます。
Tôi nghĩ rằng Kobayashi đã rất khỏe mạnh
(わたしは)小林さんは びょうきでは なかったと おもいます。
Tôi nghĩ rằng Kobayashi đã không bị ốm
146
Nで(は)「~」とよみます
Mẫu câu được sử dụng khi nói về cách đọc chữ Kanji hoặc lối nói về một sự vật, hiện tượng nào đó của các ngôn ngữ khác.「N」thường là cách đọc âm ON hoặc âm KUN của chữ Kanji, hoặc tên của một ngôn ngữ nào đó.
この 字は くんよみでは 「みず」と よみます。
Chữ Hán này đọc theo âm KUN là "mizu."
Good morningは 日本語で 「おはようございます」と 言います。
"Good morning" trong tiếng Nhật là "Ohayoo gozaimasu"
147
NについてV
「について」là cách nói đề cập đến một chủ đề, vấn đề nào đó khi chúng ta nói, viết hoặc điều tra...Thường đi với những động từ「はなす」(nói),「かく」(viết),「しらべる」(điều tra, kiểm tra, tìm hiểu)「しつもんする」(hỏi) v.v...
わたしは 日本の りょうりに ついて さくぶんを 書きました。
Tôi viết tập làm văn về món ăn Nhật
あなたの 国の けいざいに ついて はなして ください。
Xin mời anh hãy nói về kinh tế của nước mình
わたしは この まちの れきしに ついて しらべて います。
Tôi tìm kiểu về lịch sử của khu phố này
Lưu ý cách trả lời đối với câu hỏi「N について」
Q: Nについて どう おもいますか。
Cậu nghĩ thế nào về N?
A:(Nは) おもしろいと おもいます。
Tơ nghĩ N rất thú vị.
×Nについて おもしろいと おもいます
SAROMA JCLASS = 13
148
Placeに行っています
Ba động từ「行く」(đi),「来る」(đến), và「かえる」(về) khi sử dụng ở dạng「Vている」 thì biểu thị trạng thái kết quả của hành động
兄は タイに 行って います。
Anh trai tôi đã đi Thái Lan [và bây giờ đang ở đó]
マナさんは 日本に 来て います。
Mana đã đến Nhật [và bây giờ đang ở Nhật]
ジョンさんは 国に かえって います。
John đã về nước [và bây giờ đang ở đó]
149
Nを知っていますか
→ いいえ、知りません
Để biểu thị ý nghĩa mình hoặc ai đó có tri thức về một điều gì đó, dùng「知っています」(biết, hiểu), dạng phủ định dùng「知りません」. Lưu ý không nói「知っていません」
A: あなたは ジョンさんの じゅうしょを 知って いますか。
Cậu có biết địa chỉ của John không?
B: いいえ、知りません。
Không, tớ không biết
150
NをVています
N を Vて います(着ています など)
Cách nói về trạng thái kết quả của động từ. Thường được dùng với những động từ liên quan đến trang phục, trang sức.
タンさんは みどり色の ぼうしを かぶって います。
Tran đội mũ màu xanh
マリアさんは ピンクの スカートを はいて います。
Maria mặc váy màu hồng
151
QW(+Particle)+V(PlainForm)か、わかりません①
QW(+Particle) + V(Plain Form)か、わかりません①
QWか、わかりません②
QW là từ nghi vấn (Question Word) . Đây là cách kết hợp giữa câu nghi vấn và cách nói như「わかりません」(không hiểu),「おしえてください」(hãy dạy, bảo cho tôi),「ききました」(nghe)「知っていますか」(có biết không?) để tạo thành một câu phức.
Lưu ý, động từ được chia ở dạng ngắn và trợ từ phải đứng sau QW. Chẳng hạn:「何時に来るか」、「どこで会うか」、「何を食べるか」v.v...Một số từ nghi vấn (QW): 「いつ」 (khi nào, bao giờ),「どこ」(ở đâu),「だれ (ai),「なに」(cái gì),「いくら」(bao nhiêu) ,「どちら」(phía nào, cái nào)...
Có thể nói một cách rất đơn giản bằng cách thêm か vào ngay sau từ nghi vấn, ví dụ いつか知っていますか(Bạn có biết bao giờ không ) and どこかわかりません (Tôi không biết ở nó ở đâu .)
パーティーは 何時に はじまりますか。(時間を)おしえて ください。
Party bắt đầu lúc mấy giờ? Hãy cho tôi biết [thời gian].
→パーティーは 何時に はじまるか、(時間を)おしえて ください。
Hãy cho tôi biết mấy giờ thì Party bắt đầu
この けんは いくらですか。 父に ねだんを ききました。
Cái vé này bao nhiêu tiền? Tôi hỏi bố tôi [giá vé].
→この けんは いくらか、 父に(ねだんを)ききました。
Tôi hỏi bố tôi giá chiếc vé này bao nhiêu
152
V(Plain Form) + N
Noun Modify
Đây là dạng tu sức của danh từ. Có nghĩa là động từ được chia ở dạng ngắn, đứng trước danh từ và có chức năng bổ nghĩa cho danh từ sau nó.
これは 船です。これは ホンコンへ 行きます。
Đây là con tàu. Tàu này đi Hong Kong.
→これは ホンコンへ 行く 船です。
Đây là tàu đi Hong Kong
これは おみやげです。これは 友だちに あげます。
Đây là quà tặng. Quà này tôi định tặng cho bạn.
→これは 友だちに あげる おみやげです。
Đây là món quà tôi định tặng cho bạn tôi
A: きのう 本を かいました。
Hôm qua tớ mua cuốn sách
B: その 本を 見せて ください。
Cho tớ xem cuốn sách đó
→ B: きのう かった 本を 見せて ください。
Cho tớ xem cuốn sách hôm qua cậu mua
153
N1がV(PlainForm)+N2
Trợ từ「が」biểu thị chủ cách trong câu tu sức, trong trường hợp này có thể được thay bằng trợ từ「の」
テレビが ある へやは どこですか。
Căn phòng có ti vi ở đâu?
テレビの ある へやは どこですか。
Căn phòng có ti vi ở đâu?
わたしが かいた えを あげます。
Tớ tặng cậu bức trang tớ vẽ
わたしの かいた えを あげます。
Tớ tặng cậu bức trang tớ vẽ
154
~というN
Khi giải thích tên một đồ vật, địa danh hoặc tên một người nào đó, dùng cách nói「と いう」. Trong dạng câu tu sức, biểu thị nội dung, tên của「N」.
あれは 「パンダ」と いう 動物です。
(Đó là động vật có tên là "panda."[gấu]
「竹」と いう しょくぶつは つよいです。
Loại thực vật được gọi là "take"[tre] thì rất là chắc.
「さようなら」と いう ことばを 知って いますか。
Cậu có biết từ "sayonara" không?
155
QWかA(い)-いN
Trước câu tu sức, gắn từ nghi vấn 「(QW) + か」, sẽ biểu thị ý nghĩa của một 「N」 (người, đồ vật, nơi chốn...) không xác định. Chẳng hạn như「何か」(cái gì đó),「だれか」(ai đó) 「どこか」(đâu đó)
何か おいしい りょうりを つくって ください。
Hãy làm món gì đó ngon ngon vào
だれか じしょを もって いる 人は いませんか。
Có ai có từ điển không?
どこか しずかな 所へ 行きましょう。
Chúng mình đến nơi nào yên tĩnh đi
Chia sẻ

Unknown

1 nhận xét:

Copyright @ 2013 Học Tiếng Nhật 123 .Blogspot. Designed by Templateism | Love for The Globe Press