Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp - Phần 4
Chào các bạn, đây là phần tiếp theo về ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp của SAROMA JCLASS. Như đã nói trong các phần trước, ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp thật ... đơn giản và hiển nhiên. Tất nhiên là chúng thấy chúng có vẻ nhiều, nhưng nếu hệ thống hóa lại thành công thực thì thực ra ngữ pháp Nhật ngữ sơ cấp khá dễ hiểu và dễ nhớ. SAROMA JCLASS sẽ từ từ giúp các bạn qua loạt bài về ngữ pháp Nhật ngữ sơ cấp.
Danh từ trong tiếng Nhật
Ví dụ, danh từ (ở đây dùng theo nghĩa rộng là những cụm có tính chất danh từ) có thể có các dạng sau:
N: タケノコ (nấm)
Phrase + N: 毒があるキノコ (nấm có độc)
Adj + N: 美しい景色 (cảnh đẹp), 毒のあるキノコ (nấm độc)
Phrase: 行くか行かないか (có đi hay không), ví dụ câu sau: 行くか行かないかを決めてください (xin hãy quyết định có đi hay không). Ở đây cụm câu hỏi này đóng vai trò danh từ.
Trong mẫu danh từ "Phrase + N" bạn có thể thấy vế câu Phrase là bổ ngữ để bổ nghĩa cho N. Các bạn có thể tham khảo các ví dụ sau:
ベトナムから来た学生 (Phrase = ベトナムから来た, N = 学生)
Học sinh tới từ Việt Nam
優秀だった彼 (Phrase = 優秀だった, N = 彼)
Anh ấy, vốn rất xuất sắc, ...
昔よく釣りに行っていた私 (Phrase = 昔よく釣りに行っていた, N = 私)
Tôi, người ngày xưa thường đi câu cá, ...
Ở trên các bạn cũng sẽ thấy 毒がある và 毒のある khác nhau mặc dù cũng diễn tả ý nghĩa "có độc". Vậy thì chúng khác nhau điều gì? Điều khác nhau ở đây chính là vai trò ngữ pháp của chúng. 毒がある (doku ga aru) là một vế câu có chủ đề (doku) và hành động (aru), còn 毒のある (doku no aru) chỉ đơn thuần có vai trò là một tính từ và bắt buộc sau đó phải có danh từ. Chúng ta phải hiểu được vai trò ngữ pháp của các cụm từ trong tiếng Nhật thì mới có thể công thức hóa nó để học tiếng Nhật trong thời gian ngắn.
ĐÚNG: このキノコは毒がある。(Cây nấm này có độc)
SAI:このキノコは毒のある。(Cây nấm này có độc)
Lý do: 毒のある (doku no aru) là tính từ bắt buộc phải bổ nghĩa cho danh từ đi kèm ngay sau. Còn 毒がある (doku ga aru) là một vế câu có tính chất tính từ có thể bổ nghĩa trực tiếp cho danh từ hoặc đơn giản là làm hành động / tính chất cho một câu.
Mọi chuyện có vẻ phức tạp nếu bạn mới bắt đầu nhưng tốt nhất là bạn hãy xem các mẫu ngữ pháp sơ cấp và tự mình nghiên cứu, tìm hiểu chúng để rút ra quy luật.
Nối câu trong tiếng Nhật
Phần lớn mọi người đều có thể nói tốt các câu đơn nhưng lại nhầm lẫn khi nói câu phức (gồm nhiều vế câu) vì không biết nối câu.
Thật ra thì nối câu cũng khá đơn giản:
Dạng nối câu của động từ là Vて, Vてから, V(nai)ないで, V(masu), V(nai)ず, V(nai)ずに, Vており
Dạng nối câu của danh từ là Nで, Nであり, Nであって (giống Vて)
Vて, Nで là dạng nối câu thông thường mà chúng ta vẫn dùng. V(masu), Nであり là dạng trang trọng hơn. Vてから là diễn tả "sau khi đã V xong (thì mới làm gì tiếp)".
Nếu một câu gồm có nhiều vế thì công thức chung của nó sẽ như sau:
Các loại động từ: Vdic. (động từ nguyên dạng), Vた (quá khứ), V(ない)ない, V(ない)なかった, Vている, Vていた, Vてください, ... tóm lại là: V (động từ)
Các loại tính từ: V(masu)たい, V(masu)たいです, ANだ, ANです, A, Aです... tóm lại là: A (tính từ)
Các loại danh từ: Nだ, Nである, Nだった, Nであった.
Để các bạn dễ hiều hơn, SAROMA JCLASS sẽ đưa ra các ví dụ sau:
私はベトナム人で、現在日本語を勉強しています。
Tôi là người Việt Nam và hiện tại tôi đang học tiếng Nhật. (NでVている)
朝起きて歯を磨いて顔を洗って学校に行く。
Buổi sáng tôi thức dậy, đánh răng, rửa mặt và đi tới trường. (VてVてVてVdic.)
彼は優秀で真面目な学生だ。
Anh ấy rất xuất sắc và là học sinh nghiêm túc. (ANでNだ)
ドアを閉めずに外へ出てください。
Xin hãy ra ngoài mà không đóng cửa. (V(nai)ずにV)
現在フリランサーをしており御社へ応募したいです。
Hiện tại tôi đang làm việc tự do và muốn ứng tuyển vào quý công ty. (Vており, V)
原料をベトナムに輸入し、加工してから再び輸出する。
Nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam và sau khi gia công xong thì lại xuất đi. (V(masu), VてからV)
Dưới đây là tiếp ngữ pháp Nhật ngữ sơ cấp của JPLANG (Đại học ngoại ngữ Tokyo).
Nguồn: Đại học ngoại ngữ Tokyo - Sơ cấp tiếng Nhật JPLANG
Giới thiệu: www.saromalang.com
Các bạn hãy vào trang web trên để nghe cả âm thanh và bài học nhé.
Xem thêm:
Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp phần 1
Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp phần 2
Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp phần 3
JPLANG 18
N1はN2が~
Cách nói về「N2」, với tư cách là một bộ phận của「N1」. Tức là「N1」là cái toàn thể, bao hàm, trong đó có「N2」, cho nên cũng có thể thay bằng mẫu câu「N1の N2は ~.」
象は 鼻が 長いです。
Voi thì vòi dài
赤ちゃんは かおが 丸いです。
Đứa trẻ có khuôn mặt tròn
ローラさんは 足が ほそいです。
Laura có đôi chân rất thon thả
この 切手は 色が きれいです。
Cái tem này có màu rất đẹp
Tham khảo:
Lesson 9-9「この 町は せまい 道が 多いです。」
Thành phố này có nhiều con đường nhỏ hẹp.
Lesson 14-3「わたしは おんがくが 好きです。」
Tôi yêu âm nhạc.
Lesson 14-4「ジョンさんは ダンスが 上手です。」
John khiêu vũ giỏi.
わたしは Nが ~
Cách nói về cảm giác của một bộ phận nào đó trên cơ thể của mình.. Cũng hay được sử dụng để nói về tình trạng bệnh tật. Dạng thức cũng giống phần 1, tuy nhiên không thể thay bằng mẫu câu「N1の N2は ~.」Cho nên chỉ có thể nói「わたしは 頭が いたいです」 (Tôi bị đau đầu) , không nói 「わたしの 頭は いたいです」.
Ngoài ra khi nói về người thứ 3 thì cuối câu phải thêm「~と 言っています」.
わたしは 頭が いたいです。
Tôi bị mỏi chân tay
わたしは 手足が だるいです。
Tôi cảm thấy [trong lòng] rất dễ chịu
わたしは 気持ちが いいです。
Tôi thấy sảng khoái.
わたしは Nが します
Cách nói về tình trạng bệnh tật.「する」trong trường hợp này là nội động từ.
わたしは 目まいが します。
Tôi bị chóng mặt
わたしは 寒気が します。
Tôi bị cảm lạnh
わたしは Nが Vi(すく、かわく)
Cách nói về trạng thái của cơ thể.
わたしは おなかが すきました。
Tôi đói
わたしは のどが かわきました。
Tôi khát
N1は N2が あります
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa sở hữu. Trong đó「N1」là chủ sở hữu,「N2」là cái gì đó bị sở hữu.
兄は 力が あります。
Anh trai tôi có sức lực/ Anh trai tôi rất khỏe
父は 用事が あります。ひまが ありません。
Bố tôi có việc bận. Không có thời gian rảnh
あの人は お金が あります。
Người ấy có nhiều tiền
N1は N2が Number あります
Cách nói về chiều cao, chiều dài, nhiệt độ v.v...
小林さんは 身長が 1メートル 70センチ あります。
Kobayashi cao 1,70m
小林さんは 体重が 60キロ あります。
Kobayashi nặng 60 kg.
わたしは 熱が 38度 5分 あります。
Tôi bị sốt 38.5℃
N1は N2より~
Cách nói so sánh,「N1」được đưa ra để so sánh với「N2」.
象は 牛より 大きいです。
Voi to hơn bò
ぎゅうにゅうは こうちゃより えいようが あります。
Sữa bò có chất bổ hơn chà đen
東京は おおさかより 人口が 多いです。
Dân số ở Tokyo nhiều hơn ở Osaka
マナさんは わたしより 上手に ギターが ひけます。
Mana có thể chơi ghi-ta giỏi hơn tôi
N1 は N2 と 同じぐらい ~か
→ いいえ、N1は N2ほど + Neg.
Cách so sánh khi muốn hỏi「N1」và「N2」như nhau có phải không và cách trả lời phủ định. 「ほど」được hiểu là “đến mức”, dùng trong câu trả lời phủ định.
A: マナさんは 小林さんと 同じぐらい 背が 高いですか。
Mana và Kobayashi cao bằng nhau à?
B: いいえ、マナさんは 小林さんほど 背が 高くないです。
Không, Mana không cao [đến mức] như Kobayashi.
B: マナさんは 小林さんより 少し 背が 低いです。
Mana thấp hơn Kobayashi một chút.
A: マナさんは 小林さんと 同じぐらい 速く 走れますか。
Mana có chạy nhanh bằng Kobayashi không?
B: いいえ、マナさんは 小林さんほど 速く 走れません。
Không, Mana chạy không nhanh bằng Kobayashi.
B: マナさんは 小林さんより 少し おそいです。
Mana chạy chậm hơn Kobayashi một chút
N1と N2 (と)では どちらが ~か
→ N1の 方が ~
Cách so sánh khi muốn hỏi trong「N1」và「N2」, cái/ phía nào hơn? Và cách trả lời chọn một trong hai, dùng「Nの 方が~.」
A: 東京と 北海道(と)では どちらが 人口が 多いですか。
Tokyo và Hokkaido, nơi nào có dân số nhiều hơn?
B: 東京の 方が だいぶ 人口が 多いです。
Dân sốTokyo nhiều hơn khá nhiều
A: スーパーマーケットと デパート(と)では どちらが 安く 買えますか。
Mua ở siêu thị và cửa hàng cao cấp thì ở đâu rẻ hơn?
B: スーパーマーケットの 方が 安く 買えます。
Có thể mua được rẻ hơn ở siêu thị
N1では N2 が ー番 ~
Cách nói so sánh nhất.「N1」biểu thị một phạm vi, khu vực rộng nhưng có giới hạn, chẳng hạn “Nhật Bản”, “thế giới”...
日本では ふじさんが 一番 高いです。
Ở Nhật Bản, núi Phú sĩ cao nhất
世界では 中国が 一番 人口が 多いです。
Trên thế giới, Trung Quốc đông dân nhất
Vたほうがいいです
Cách nói khi muốn khuyên nhủ người khác nên thực hiện một hành động nào đó, (trong một nhóm hành động khác nhau)
A: わたしは はが いたいです。
Tớ bị đau răng
B: では、すぐ お医者さんの 所へ 行った 方が いいですね。あまい 物は 食べない 方が いいでしょう。
Vậy thì cậu nên đi khám bác sĩ và có lẽ không nên ăn đồ ngọt
A: わたしは 目まいが します。
Tớ bị chóng mặt quá
B: では、すぐに 横に なった 方が いいですね。動かない 方が いいでしょう。
Vậy thì hãy nằm nghỉ đi. Cũng đừng hoạt động gì cả
Nがいります
Cách nói biểu thị ý nghĩa cần có cái gì đó .Động từ「いる/いります」(cần) thuộc nhóm một.「ひつようだ」(cần, tất yếu) là「Aな」. Cả hai trường hợp này đều dùng trợ từ「が」.
外国へ 行く時、パスポートが いります。
Khi đi du lịch nước ngoài thì phải cần hộ chiếu
外国へ 行く時、パスポートが ひつようです。
Khi đi du lịch nước ngoài thì phải cần hộ chiếu
~。それに、…
「それに」là tiếp tục từ được sử dụng khi muốn nhấn mạnh hơn về một điều gì đó có cùng lớp nghĩa, không phân biệt ý nghĩa tích cực hay tiêu cực. Có thể hiểu là “hơn nữa, mà còn...”
わたしは 寒気が します。それに、はき気も します。
Tôi bị cảm lạnh. Hơn nữa lại bị ho
この スープは おいしいです。それに、えいようも あります。
Món súp này ngon. Hơn nữa lại bổ
N1もV(PlainForm)し、N2も……
Cách nói khi muốn liệt kê một số hiện tượng có cùng lớp nghĩa vào trong một câu. Trường hợp này「し」có thể được hiểu là “không những... mà còn”
わたしは 寒気も するし、はき気も します。
Tôi không những bị cảm lạnh mà còn bị ho nữa
この スープは おいしいし、えいようも あります。
Món súp này không những có vị ngon mà còn bổ nữa
この 仕事は らくだし、たのしいです。
Công việc này không những thú vị mà còn nhiều tiền
V(PlainForm)のです(か)
Từ nghi vấn cuối câu「~のですか」thường được sử dụng đối với những hiện tượng mà người hỏi cho là khác thường và rất muốn xác nhận nguyên nhân, lý do của hiện tượng đó. Cho nên thường kết hợp với từ nghi vấn「どうして」hoặc「なぜ」ở đầu câu . Nếu câu trần thuật sử dụng「~のです」ở cuối câu thì biểu thị thái độ, tâm tình của người nói muốn giải thích điều gì đó bị người khác thắc mắc... Trước「~のです」, riêng đối với dạng khẳng định ở thời hiện tại của「N」và「Aな」 sẽ trở thành「Aな/ Nなのです」.
A: どうか したのですか。
Có chuyện gì xảy ra với cậu thế?
B: きっぷが ないのです。
Tớ không tìm thấy vé đâu cả
A: マナさんは どうか したのですか。
Mana sao thế nhỉ?
B: おなかが いたいと 言って ねて います。
Cậu ấy nói bị đau bụng và nằm nghỉ
A: きれいな ようふくを 着て いますね。どこかへ 行くのですか。
Cậu mặc đồ diện thế! Định đi đâu hả?
B: これから パーティーへ 行くのです。
Ừ, tớ đang định đi dự party
A: あまり おかしを 食べませんね。きらいなのですか。
Cậu không ăn bánh mấy nhỉ, không thích à?
B: いいえ、きらいなのでは ありません。はが いたいのです。
Không, không phải vậy, mà tớ bị đau răng
A: マナさんは 元気が ありませんね。病気なのですか。
Mana có vẻ không khỏe nhỉ, cậu bị ốm à?
B: いいえ、病気なのでは ありません。テストが できなかったのです。
Không phải bị ốm, tại tớ không làm được bài kiểm tra
一日に 五回
Cách nói về tần số của một hành động nào đó được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Cũng có thể thay cho「回」bằng「度」
一しゅうかんに 二回か 三回 かぞくに てがみを 書きます。
Một tuần tôi viết thư cho gia đình khoảng hai, ba lần
四年に 一度 オリンピックが あります。
Cứ bốn năm lại có một lần Olympic
JPLANG 19
N1は N2が あります
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa sở hữu. Dạng thức cũng giống phần 4 bài 18. Tuy nhiên ở đây 「N2」là người trong gia đình, bạn bè... Vì người thân nên có thể dùng「ある」. Đương nhiên có thể thay「ある」bằng「いる」.
わたしは 兄が 二人 あります。
Tôi có hai anh trai
よしださんは おくさんが あります。
Anh Yoshida đã có vợ
Vたことがあります
Mẫu câu nói về kinh nghiệm nào đó đã từng trải qua trong quá khứ.
兄は 一度 手術を した ことが あります。
Anh trai tôi đã từng một lần phải phẫu thuật
さしみを 食べた ことが ありますか。
Cậu đã bao giờ ăn món cá sống chưa?
先生は まだ 一度しか わたしを ほめた ことが ありません。
Thầy mới khen tớ có mỗi một lần
何度も
一度も + Neg.
Cách nói về số lần hành động nào đó xảy ra nhiều. Cũng có thể thay bằng「何回も」. Và đối lập với nó là「一度もV ません」(chưa lần nào)
弟は 何度も 重い 病気を した ことが あります。
Em trai tôi đã từng nhiều lần bị ốm nặng
母は まだ 一度も 弟を しかった ことが ありません。
Mẹ tôi chưa lần nào mắng em trai tôi
Vdic.ことがあります
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa trong hiện tại và trong tương lai, vào một thời điểm nào đó, thực hiện (hoặc xảy ra) một hành động nào đó. Thường được sử dụng cùng với những phó từ biểu thị tần số như「ときどき」(thỉnh thoảng)「たまに」(đôi khi).
わたしは ときどき かぜを ひく ことが あります。
Thỉnh thoảng tôi bị cảm cúm
弟は 朝ねぼうを する ことが あります。
Em trai tôi cũng có khi ngủ dậy muộn
マナさんは このごろ 学校へ 来ない ことが あります。
Dạo này Mana cũng có khi không đến trường
タンさんは ときどき 朝ご飯を 食べない ことが あります。
Thỉnh thoảng Tran không ăn sáng
V/A(い)/A(な)/N(PlainForm・Non-past)と、Vます/ません
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa vì có một điều kiện nào đó (phần trước ~と), nên dẫn đến một kết quả, sự việc mang tính tự nhiên, tất yếu
日が 出ると、あつく なります。
Khi mặt trời lên, thì nóng
お金が ないと、こまります。
Không có tiền thì thật là gay
この 道を まっすぐ 行くと、信号が あります。
Đi thẳng theo con đương này sẽ thấy đèn tín hiệu
天気が いいと、この へんから、ふじさんが よく 見えます。
Nếu trời đẹp, từ đây có thể nhìn thấy rất rõ núi Phú sĩ
えが 下手だと、画家には なれません。
Nếu vẽ tranh tồi thì sẽ không thể trở thành họa sĩ được
独身だと、自由に お金が 使えます。
Khi sống một mình [độc thân] thì có thể sử dụng tiền một cách tự do
V1(ます)ながら、V2
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa hai động tác cùng được tiến hành một lúc bởi một người nào đó. Tuy nhiên trọng điểm rơi vào「V2」.
弟は いつも おんがくを 聞きながら、べんきょうします。
Em trai tôi luôn luôn vừa hoặc vừa nghe nhạc
食事を しながら、テレビを 見ては いけません。
Không được vừa xem ti vi vừa ăn cơm
QWが~か
QWが ~か → Nが ~
Trường hợp đối với câu hỏi có dạng「Từ nghi vấn + が」thì ở câu trả lời cũng phải sử dụng trợ từ「が」. Mẫu câu này nhấn mạnh đến chủ đề nên không dùng trợ từ「は」, mà phải dùng trợ từ「が」 .
A: 本が 二さつ あります。どちらが あなたの 本ですか。
Sách có 2 quyển. Quyển nào của cậu?
B: こちらが わたしの 本です。
Đây là sách của tớ
A: どんな 家が いいですか。
Cậu thích căn nhà như thế nào?
B: 広くて、明るい 家が いいです。
Tớ thích căn nhà rộng và thoáng
どうして ~か
→ [V/Aい/Aな/N] (Plain Form) からです
Cách hỏi và cách trả lời ngắn, chỉ cần nói phần nguyên nhân, lý do.
A: どうして 学校を 休んだのですか。
Tại sao cậu nghỉ học?
B: →かぜを ひいたからです。
Vì bị cảm gió
A: あなたは どうして 肉を 食べないのですか。
Tại sao cậu không ăn thịt?
B: →きらいだからです。
Vì không thích
V(PlainForm)のはNです
Cấu trúc lấy「~」của phần thuyết「Nは~」lên làm chủ đề, tạo thành「~のは」ở đầu câu.
* Riêng dạng khẳng định ở thời hiện tại của「Aな」và「N」, thay「だ」bằng「な」. (好きなのは, 休みなのは~).
Chủ ngữ đứng trước のは được biểu thị bằng trợ từ が như ví dụ sau đây
兄は しぶやで 本を 買いました。
Anh trai tôi mua sách ở Shibuya
兄が しぶやで 買ったのは 本です。
What my older brother bought in Shibuya is a book.
兄は きのう 本を 買いました。
Hôm qua anh trai tôi mua sách
→きのう 本を 買ったのは 兄です。わたしでは ありません。
Người hôm qua mua sách là anh trai tôi, chứ không phải là tôi
文法は むずかしいです。
Ngữ pháp khó
→むずかしいのは 文法です。発音では ありません。
Cái khó là ngữ pháp, chứ không phải là phát âm
兄は テニスが 好きです。
Anh trai tôi thích tennit
→テニスが 好きなのは 兄です。弟では ありません。
Người thích tennit là anh trai tôi chứ không phải em trai tôi
→兄が 好きなのは テニスです。ピンポンでは ありません。
Môn thể thao mà anh trai tôi thích là tennit, chứ không phải bóng bàn
日よう日は 休みです。
Chủ nhật nghỉ
→休みなのは 日よう日です。土よう日では ありません。
Ngày nghỉ là chủ nhật, chứ không phải thứ bẩy
~のはどうして/なぜですか
Ở phần 7 chúng ta đã đề cập đến cấu trúc「どうして/なぜ ~か」 (Tại sao ~ ?). Phần này, chúng ta đưa「~」lên phía trên, tạo thành cấu trúc「~のは どうして/なぜですか」. Đối với câu hỏi này, dùng dạng trả lời「~のは…からです」. Từ nghi vấn có thể dùng 「どうして」hoặc「なぜ」, tuy nhiên 「どうして」nhẹ nhàng và lịch sự hơn. Nói về nguyên nhân, lý do dẫn đến một sự việc nào đó, nếu người nói muốn đính chính lại ý kiến chủ quan của đối tượng giao tiếp thì dùng 「…からでは ありません」(...chứ không phải là vì...).
A: どうして 学校を 休んだのですか。
Tại sao cậu nghỉ học?
A: →学校を 休んだのは どうしてですか。
Cậu nghỉ học là lý do làm sao?
B: 学校を 休んだのは かぜを ひいたからです。学校へ 来たくなかったからでは ありません。
Tớ nghỉ học là bị cảm cúm chứ không phải vì không muốn đến trường
A: なぜ 京都へ 行きたいのですか。
Tại sao cậu muốn đi Kyoto?
A: →京都へ 行きたいのは なぜですか。
Tại sao cậu muốn đi Kyoto?
B: 京都へ 行きたいのは 古い お寺が 多いからです。
Tớ muốn đi Kyoto vì ở đó có nhiều ngôi chùa cổ
A: なぜ やきゅうが 好きなのですか。
Tại sao cậu thích môn bóng chày?
A: →やきゅうが 好きなのは なぜですか。
Tại sao cậu thích môn bóng chày?
B: やきゅうが 好きなのは おもしろい スポーツだからです。
Tớ thích bóng chày vì đó là môn thể thao rất thú vị
(いっしょに)Vませんか
Cách nói sử dụng dạng phủ định nghi vấn khi muốn rủ, mời ai đó. Khi đồng ý với lời rủ, mời đó thì trả lời「いいですね。~ましょう... 」
(いっしょに) 食事を しませんか。
Chúng mình đi ăn cùng nhau có được không?
(いっしょに) 映画を 見に 行きませんか。
Cậu có muốn đi xem phim cùng với tớ không?
A: (いっしょに) 行きませんか。
Cậu có muốn đi cùng với tớ không?
B: いいですね。行きましょう。
Hay quá nhỉ, chúng mình cùng đi đi
JPLANG 20
Vdic.つもりです
「つもり」biểu thị ý nghĩa dự định trong tương lai. Tuy nhiên dự định đó không phải được quyết định khi đó, mà đã được suy nghĩ từ trước .「V dic. つもりです」khẳng định ý chí dự định sẽ làm gì đó, còn「Vないつもりです」mang nghĩa ngược lại.
わたしは放送局で働くつもりです。
Tôi dự định sẽ làm việc ở đài truyền thanh, truyền hình
わたしは大学院には進まないつもりです。
Tôi không có dự định học lên sau đại học
Vう/ようと思っています
[Vう/Vよう] とは 思って いません
Động từ dạng「おうの形」, biểu thị ý chí của người nói「Vう/ようと思っています」biểu thị ý chí, mong muốn, dự định nào đó đã có từ trước đó và vẫn đang tiếp diễn. Còn 「Vう/ようと思います」thì biểu thị ý chí trong thời điểm đó, ở chỗ đó. Lưu ý chỉ có những động từ mang nghĩa ý chí thì mới sử dụng được ở dạng ý chí. Còn những động từ khác như「ある」(có)「おちる」(rơi, rụng)「生まれる」(được sinh ra),「できる」(được hoàn thiện) thì không sử dụng được dạng này.
あした母にこくさい電話をかけようと思っています。
Tôi đang định mai sẽ sử dụng điện thoại quốc tế để gọi cho mẹ tôi
わたしは通訳になろうとは思っていません。
Tôi không định sẽ trở thành phiên dịch
V1 dic.ために、V2
「ために」trong trường hợp này biểu thị mục đích. Vế sau có rất nhiều cách nói khác nhau như: 「~てください」,「~なさい」,「~ています」,「~たほうがいいです」,「~なければなりません」v.v...
統計の資料を作るために、買いました。
Tôi mua [cái đó] để làm tư liệu thống kê
サングラスは、目をまもるために、使います。
Chúng ta sử dụng kính dâm để bảo vệ mắt
VNするために、V
Cấu trúc 「VNするために」có thể thay thế bằng「VNのために」.
英語をべんきょうするために、このじしょを買いました。
Tôi mua cuốn từ điển này để học tiếng Anh
英語のべんきょうのために、このじしょを買いました。
Tôi mua cuốn từ điển này để học tiếng Anh
Nの ために、V
Cách nói tiến hành một hành động nào đó sau khi đã suy nghĩ đến lợi ích của「N」(con người hoặc cái gì đó)
何のために、コンピュータを買いましたか。
Cậu mua máy vi tính để làm gì?
病気の友だちのために、買い物に行きます。
Tôi đi mua đồ cho bạn tôi đang bị ốm
V1ないで、V2
Khác với cấu trúc「V1て V2」ở phần 6,「V1ないで、V2」và「V1ないずに、V2」biểu thị ý nghĩa không thưc hiện「V1」mà chỉ thực hiện「V2」, hay thay việc thực hiện「V1」 bằng việc thực hiện「V2」.「ずに」xuất phát từ dạng「Vない」được bỏ「ない」thay bằng 「ずに」Tuy nhiên động từ có đuôi「する」sẽ chuyển thành 「せずに」 ( いかない → いかない + ずに → いかずに)
いかない → いか(ない) + ずに → いかずに
わたしは、へやの中をかたづけないで、ねました。
Tôi không thu dọn phòng mà cứ thế đi ngủ
祖父は、めがねをかけないで、テレビを見ています。
Ông tôi xem ti vi mà không cần đeo kính
あの人は、かさをささずに歩いています。
Người kia đi bộ mà không cần cầm ô
ゆうべ、アリさんは、ねずに、べんきょうしました。
Đêm qua, Ali không ngủ, mà thức để học
N1の ような N2
Nの ように [V/Aい/Aな]
よう」là cách so sánh, ví von khi muốn đề cập đến「N2」, dựa trên「N1」là danh từ cụ thể được đưa ra trước đó.
Nếu sau「よう」là danh từ, sẽ thành「ようなN」. Nếu sau「よう」là động từ, tính từ...sẽ thành「ように V/Aい/Aな」
京都のような町に住んでみたいです。
Tôi muốn sống ở khu phố giống như Kyoto
わたしは、マナさんのようにがんばります。
Tôi sẽ cố gắng giống như Mana
この町は、しんじゅくのように車が多いです。
Khu phố này cũng nhiều ô tô giống như Shinjuku
~中
Là tiếp từ biểu thị ý nghĩa một hành động nào đó đang trong trạng thái được tiến hành
Nhìn một cách toàn diện,「~中」được sử dụng như một danh từ.「~」thường là các danh động từ như「りょこう」(du lịch),「運転」(lái xe)...
今、父はりょこう中です。
Hiện nay bố tôi đang đi du lịch
使用中のコンピュータにさわらないでください。
Đừng chạm vào máy tính đang hoạt động
運転中におさけを飲んではいけません。
Không được uống rượu trong khi đang lái xe
A(い)-くありませんか→ええ、Aいです
Như chúng ta đã biết, có hai cách nói về dạng phủ định của「Aい 」
暑くないです(It is not hot.)(Lesson 2) = 暑くありません(It is not hot.)
寒くなかったです(It was not cold.)(Lesson 5) = 寒くありませんでした(It was not cold.)
Mẫu câu trên sử dụng cách hỏi phủ định nghi vấn, để thăm dò suy nghĩ, quan điểm của người khác một cách tế nhị, nhẹ nhàng. Thực ra vế câu hỏi「Aい - くありませんか」 không mang nghĩa phủ định nên trường hợp đồng tình với người hỏi thì trả lời「はい/ええ、Aい-です」, còn không đông tình thì trả lời「いいえ、Aい-くありません」(だいじょうぶです)
「Aい - くありませんか」là cách hỏi lịch sự, hơi giống với「Aい-でしょう↗.」Cách hỏi lịch sự này còn dùng được với cả 「Aな」và 「N」
The other negative form, A(い)-くないですか, can be used in the same way. Na-adjectives and nouns are also used in the same way.
A: 暑くありませんか。
Nóng đấy chứ nhỉ?
A: →ええ、暑いです。
Ừ, nóng nhỉ
B: →いいえ、暑くありません。大丈夫です。
Không, không nóng, tôi không vấn đề gì cả
JPLANG 21
Vば~
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa điều kiện.「V」và「Aい」sử dụng「~ば」, còn 「N」và「Aな」sử dụng「~なら」. Trường hợp「~なら」cũng có thể thay bằng「~ならば」
ゆっくり話せば、わかります。
Nếu cậu nói chậm thì tớ hiểu
高ければ、買いません。
Nếu đắt thì tôi không mua
その道が安全なら(ば)、通ります。
Nếu con đường đó an toàn thì tôi sẽ qua
いい条件なら(ば)、その会社につとめます。
Nếu điệu kiện làm việc tốt thì tôi sẽ vào công ty đó
ゆっくり話さなければ、わかりません。
Nếu cậu không nói chậm thì tôi sẽ không hiểu
高くなければ、かいます。
Nếu không đắt thì tôi sẽ mua
その道が安全でなければ、通りません。
Nếu con đường đó không an toàn thì tôi sẽ không đi qua
いい条件でなければ、その会社につとめません。
Nếu điều kiện làm việc không tốt thì tôi sẽ không làm việc ở công ty đó
Vても~
Cách nói biểu hiện điều gì đó xảy ra trái với quy luật「nếu A thì B」- tức là những điều không theo quy luật tự nhiên, không bình thường.「ても」có nghĩa là “mặc dù...nhưng mà...”Ngoài ra cũng hay được sử dụng trong câu trả lời phủ định đối với câu hỏi có cấu trúc「~ば、・・・」(Nếu ....thì...không?) hoặc cấu trúc「~と」và「~たら.」
A: べんきょうすれば、せいせきが上がりますか。
Nếu học thì kết quả sẽ tốt có phải không?
B: いいえ、べんきょうしても、せいせきが上がらないでしょう。
Không, dù có học thì có lẽ kết quả cũng không khả dĩ gì
いそがしくても、かぞくにてがみを書きます。
Dù có bận nhưng tôi vẫn viết thư cho gia đình
この仕事は、らくでも、やりたくありません。
Dù cho công việc này rất nhàn hạ nhưng tôi vẫn không muốn làm
いい天気でも、さんぽに行きません。
Dù trời có đẹp thì tôi cũng không đi dạo
べんきょうしなくても、せいせきが上がるでしょう。
Dù không học nhưng có lẽ kết quả vẫn tốt
いそがしくなくても、かぞくにてがみを書きません。
Dù không bận rộn nhưng tôi vẫn không viết thư cho gia đình
この仕事は、らくでなくても、やりたいです。
Dù công việc này không nhàn hạ nhưng tôi vẫn muốn làm
いい天気でなくても、さんぽに行きます。
Dù trời không đẹp nhưng tôi vẫn đi dạo
Vdic.なら、~
Cách nói mà trước hết đón nhận thông tin, ý kiến của người khác, sau đó đưa ra cho họ ý kiến, lời khuyên của mình.「~」thường là「~ましょう」,「~てください」,「~がいいですよ」.
「Vdic./ Vない なら、」cũng có thể được thay thế bằng 「それなら」(nếu vậy thì)
A: 北海道へ行きたいとおもっています。
Tớ muốn đi Hokkaido
B: →北海道へ行くなら、ひこうきが便利ですよ。
Nếu đi Hokkaido thì đi máy bay là tiện đấy
A: 夏休みには国へ帰らないつもりです。
Nghỉ hè tớ không định về nước
B: →国へ帰らないなら、わたしの家へあそびに来てください。
Nếu không về nước thì đến nhà tớ chơi đi
B: →それなら、わたしの家へあそびに来てください。
Nếu vậy thì đến nhà tớ chơi đi
V1たら、V2
Trường hợp một điều kiện nào đó xảy ra thì sẽ kéo theo một hành động được thực hiện một cách khá chắc chắn trong tương lai, thì không dùng「~ば」, mà dùng「たら」. Tức là nếu「V1」xảy ra thì [có lẽ chắc chắn] sẽ thực hiện「V2」.
4時になったら、わたしの所へ来てください。
Hãy đến chỗ tôi vào lúc 4 giờ
料理ができたら、すぐ食べましょう。
Nếu món ăn làm xong thì ăn luôn nhé
V(PlainForm)かもしれません
Cấu trúc này được sử dụng trong trường hợp nói về một điều gì đó mà mình không dám khẳng định hay phủ định một cách chắc chắn.
Lưu ý riêng dạng khẳng định ở thời hiện tại của「Aな」và「N」thì không cần「だ」hoặc「な」, có nghĩa là kết hợp trực tiếp với「かもしれません」. ( × げんきなかもしれません。 × せんせいだかもしれません。)
×げんきなかもしれません。×せんせいだかもしれません。
あしたは台風が来るかもしれません。
Chưa biết chừng ngày mai bão đến
来年は物価が下がらないかもしれません。
Cũng có thể sang năm giá cả sẽ không giảm xuống
この答えは正しいかもしれません。
Cũng có thể câu trả lời này chính xác
このじしょの説明は不十分かもしれません。
Có lẽ phần giải thích của cuốn từ điển này chưa đầy đủ
あの人は独身ではないかもしれません。
Cũng có thể người đó không phải là độc thân
V(PlainForm)のは危険です
Cách nói khi muốn lấy nội dung được biểu thị trong「V」làm chủ đề. Dạng ngắn của「V」 kết hợp với「の」tạo thành danh từ hóa. Cấu trúc này thường có vế sau là những từ biểu thị ý nghĩa phán đoán, bình luận, đánh giá, như「たいへん」(vất vả, khổ sở),「きけん」(nguy hiểm),「ざんねん」(đáng tiếc),「たのしい」(vui vẻ) v.v...
毎日じゅぎょうの予習をするのは大変です。
Việc ngày nào cũng phải chuẩn bị bài thì thật là vất vả
りょこうに行けないのはざんねんです。
Việc cậu không thể đi du lịch được thì thật là đáng tiếc
Vたら/ばいいでしょうか
A: いすが足りません。どうしたらいいでしょうか。
Ừ nhỉ. Vậy thì có lẽ phải mượn ở văn phòng
B: そうですね。じむ室から借りたらいいでしょう。
Hãy cho tôi biết, tôi có thể thảo luận với ai thì tốt ạ?
どなたに相談すればいいですか。
Nên bàn bạc với ai?
JPLANG 22
give↓やる →あげる ↑さしあげる
Mẫu câu nói về việc cho - nhận.(やりもらい).
Khi ai cho ai đó, hoặc mình cho ai đó cái gì đó thì dùng「あげる」. Tuy nhiên với người lớn tuổi nên dùng「さしあげる」. Còn đối với trẻ con, người ít tuổi hơn mình, hay động vật...thì có thể dùng「やる」. Khi mình hoặc ai đó nhận được của người khác thì dùng「もらう」.
Tuy nhiên nhận được từ người lớn tuổi nên nói「いただく」.
Khi ai đó cho mình hoặc người thân của mình thì dùng「くれる」. Và đối với người lớn tuổi nên dùng「くださる」. Lưu ý dạng「ます」của 「くださる」là 「くださいます」.
わたしは先生に絵はがきをさしあげました。
Tôi tặng thầy tấm bưu thiếp
わたしは弟にTシャツをやりました。
Tôi cho em trai tôi cái áo phông
先生はわたしに本をくださいました。
Thầy giáo cho tôi sách
わたしは先生に本をいただきました。
Tôi nhận được sách từ thầy giáo
わたしは先生から本をいただきました。
Tôi được thầy giáo cho sách.
Vてやる
Vてあげる
Vてさしあげる
Phần 1, chúng ta đã đề cập đến mẫu câu cho – nhận cái gì đó (N), phần này đề cập đến việc cho- nhận hành động gì đó.「V」được chia ở dạng「Vて」và kết hợp với động từ cho – nhận (やりもらい) ở phía sau. Về mặt ngữ nghĩa hoàn toàn giống với phần 1.
わたしは友だちに国の料理を作ってあげました。
Tôi làm cho bạn món ăn của nước tôi
わたしは妹をほめてやりました。
Tôi khen em gái tôi
友だちはわたしに写真を見せてくれました。
Bạn tôi cho tôi xem ảnh
先生はわたしに本をかしてくださいました。
Thầy giáo cho tôi mướn sách
わたしは友だちに写真を見せてもらいました。
Tôi nhận được việc bạn tôi cho xem ảnh/ Bạn tôi cho tôi xem ảnh
わたしは先生に本をかしていただきました。
Tôi được thầy giáo cho sách.
Vていただけませんか
Cách nói và trả lời lịch sự khi muốn nhờ vả ai đó làm một việc gì.「おVますします」là cách nói khiêm nhường về hành động của mình khi mình làm một việc gì đó cho người khác.
A: その記念切手を見せていただけませんか。
Làm ơn cho tôi xem cái tem kỉ niệm đó được không?
B: はい、お見せしましょう。
Vâng, đây ạ
Vておきます
Cấu trúc「Vておく」biểu thị ý nghĩa để hướng tới một mục đích nào đó, thì trước đó tiến hành một hành động gì đó. Hoặc được sử dụng trong trường hợp để nguyên trạng thái của một hành động nào đó đã được tiến hành trước đó. Còn 「Vないでおく」thì biểu thị ý nghĩa lẽ ra thông thường thì có lẽ hành động đó đã được thực hiện nhưng vì một lý do, mục đích nào đó cho nên không hoặc chưa thực hiện.
友だちが来るから,へやに花をかざっておきました。
Vì bạn sẽ đến chơi cho nên tôi phải cắm hoa trong phòng
旅行のために、新しいかばんを買っておきました。
Tôi mua một chiếc túi mới để chuẩn bị cho chuyến du lịch
今晩パーティーがあるから、昼ご飯はあまり食べないでおきましょう。
Tối nay có tiệc, nên bữa trưa chúng ta đừng ăn nhiều
NがVtてあります
Cách nói về kết quả của một hành động trước đó (do ai đó thực hiện) vẫn còn kéo dài trạng thái tới tận thời điểm phát ngôn.「Vt」là động từ ý chí như「書く」(viết),「消す」(xóa, tẩy), 「開ける」(mở),「用意する」(chuẩn bị trước). Lưu ý phải dùng trợ từ「が」(字を書
NがViています
Cấu trúc 「Viている」cũng biểu thị kết quả của một hành động trước đó (do ai đó thực hiện) vẫn còn kéo dài trạng thái tới tận thời điểm phát ngôn. Đây là dạng câu biểu thị trạng thái kết quả. Tuy nhiên đối lập với phần 5, trường hợp này là những động từ vô ý chí (Vi) như「消える」(tắt)「あく」(mở)「できる」(xong, hoàn thiện)v.v...
戸が開いています。
Cửa mở
V1dic.ように、V2
Cấu trúc biểu thị ý nghĩa tiến hành「V2」để hướng tới mục đích thực hiện「V1」.「V1dic.」 thường là động từ động từ vô ý chí hoặc động từ ở dạng khả năng. Còn「V1ない」thì không phân biệt dạng động từ nào.
じゅぎょうに間に合うように、教室まで走って行きました。
Tôi phải chạy đến lớp học để cho kịp giờ vào lớp
帰ってすぐねられるように、へやにふとんをしいておきました。
Để có thể ngủ ngay sau khi về, tôi trải sẵn chăn đệm [trước khi ra ngoài]
シャツがかわくように、火のそばへ持って行きました。
Tôi đem áo sơ mi đến cạnh chỗ có lửa để hơ cho chóng khô
会議におくれないように、早く家を出ましょう。
Để không trễ giờ họp, chúng ta hãy đi sớm đi
JPLANG 23
丸い形をしています
Cách nói biểu thị hình dáng, trạng thái của người và vật.
もみじの葉は赤い色をしています。
Cây lá đỏ "Momiji" có lá màu đỏ.
このお皿は丸い形をしています。
Cái đĩa này hình tròn
マリアさんは青い顔をしています。
Trông mặt của Maria xanh tái
A(い)/A(な)-そうです
Cách nói về ấn tượng của mình khi quan sát vẻ ngoài của người hoặc vật và nói lên trạng thái đó. Được hiểu “trông như là”, “trông có vẻ...”
「~そう」 biến đổi giống「Aな」, có nghĩa là nếu sau nó là「V」thì thành「~そうにV」, còn sau nó là N thì thành「~そうなN」
あの荷物は重そうです。
Gói hành lý đó trông có vẻ nặng
あの人は、はずかしそうな顔をしています。
Người kia có vẻ mặt như đang xấu hổ
あの人は、さびしそうに一人ですわっています。
Người kia ngồi một mình trông có vẻ đang buồn
あの子どもだちは、けんこうそうです。
Trông những đứa trẻ kia có vẻ khỏe mạnh
弟は、いやそうな顔をしています。
Em trai tôi tỏ vẻ không hài lòng
母は心配そうに医者の話を聞いています。
Mẹ tôi nghe bác sĩ nói với vẻ lo lắng
V(ます)そうです
Biểu thị trạng thái một sự việc nào đó có vẻ sắp xảy ra. Chia động từ ở dạng「Vます」, bỏ 「ます」thay bằng「そう」.
上着のボタンが取れそうです。
Trông cái khuy áo khoác có vẻ sắp rơi
切れそうなひもはすててください。
Hãy vứt cái dây có vẻ sắp đứt đi
木がたおれそうになりました。
Cây có vẻ trở nên sắp đổ
(まるで)Nのようです
Cách nói biểu thị sự so sánh trạng thái, tính chất của một cái gì đó rất giống với「N」. Và thường được sử dụng với trường hợp「N」có một ấn tượng nào đó chung cho mọi người.Chẳng hạn 氷 ≒ 「冷たい」→ 「あなたの手は冷たいです。氷のようです」(Tay cậu lạnh như đá vậy).
氷 ≒ 冷たい → あなたの手は冷たいです。氷のようです。
Nếu thêm「まるで」thì càng nhấn mạnh đến mức độ so sánh đó.「~よう」biến đổi giống như「Aな」
このパンはまるで石のように固いです。
Cái bánh mì này rắn như là đá
このパンはまるで石のようです。
Cái bánh mì này hệt như đá
これはまるで石のようなパンです。
Đây là cái bánh mì hệt như là đá vậy
Vのが見えます/聞こえます
Vのを [見ます / 聞きます]
Mẫu câu này là một dạng biểu hiện sử dụng trợ từ「の」để làm danh từ hóa động từ. Tiếp theo phần「Vのを」cũng sử dụng được những động từ như「待つ」(đợi),「てつだう」 (giúp đỡ,「やめる」(dừng lại).v.v...Lưu ý trường hợp này「こと」không dùng thay được cho「の」
星が光っているのが見えます。
Tôi có thể nhìn thấy ngôi sao lấp lánh
子どもたちがさわいでいるのが聞こえました。
Tôi nghe thấy tiếng ồn ào của đám trẻ
学生たちは、手紙が来るのを待っています。
Các sinh viên chờ đợi thư đến
Vdic.のに使います/かかります/必要です
Cách nói biểu thị ý nghĩa cần thiết phải tiêu tốn thời gian, tiền bạc để tiến hành một việc nào đó hoặc dùng cái gì đó để sử dụng nhằm mục đích nào đó.Trợ từ「に」trong trường hợp này biểu thị mục đích.
このテープは録音するのに使います。
Chúng ta sử dụng cái băng này để ghi âm
このテープは録音に使います。
Chúng ta sử dụng cái băng này để ghi âm
予習するのに一時間かかりました。
Tốn mất một giờ để chuẩn bị bài
大学に入るのに高校の卒業証明書が必要です。
Để vào đại học cần phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp PTTH
N1でN2を作ります
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa「N1」là nguyên liệu để làm ra 「N2」 mà sau đó quan sát sản phẩm (N2) vẫn có thể thấy được dáng dấp cũ của 「N1」. Trường hợp này dùng trợ từ「で」. Còn sau khi “chế biến” nguyên liệu đó đã bị biến đổi thành một dạng khác, không còn nhận ra dáng dấp ban đầu nữa thì dùng trờ từ「から」.
鉄で刀を作ります。
Dùng sắt để sản xuất dao
牛乳からバターを作ります。
Bơ được làm từ sữa bò
Vた N
Noun Modify
Tham khảo phần 5 bài 10:「わたしはひこうじょうへ友だちを迎えに行きます」Chúng ta đã đề cập đến mẫu câu「VているN」biểu thị trạng thái. Ngoài mẫu này ra, trong trường hợp này「VたN」cũng có chức năng tương tự.
制服を着たけいさつかん
Người cảnh sát mặc đồng phục
黒いかばんを持った人
Người cầm chiếc cặp màu đen
以上/以下/以前/以後/以内
Biểu thị ý nghĩa bao gồm một số lượng nào đó.「以上」(trên)「以下」(dưới) 「以前」 (trước) 「以後」(sau)「以内」(trong)...
百万円以上
Trên 1,000,000
六十点以下
Dưới 60 điểm
十日以前
Trước ngày mùng 10
七月一日以後
Từ ngày mùng 1 tháng 7 trở đi
六百字以内
Trong 600 chữ
JPLANG 24
YはXにV(ない)(ら)れます
Đây là cấu trúc cơ bản của thể bị động. Đối lập với cấu trúc「XはYをVます」. Trường hợp này vì thay đổi lập trường, quan điểm hoặc vì mục đích nào đó, Y trở thành chủ ngữ, thuộc phía bị động, còn X là chủ thể của động tác.
マナさん(Y)は先生(X)にしかられました。
Mana was scolded by his teacher.
←先生(X)はマナさん(Y)をしかりました。
The teacher scolded Mana.
わたしは先生にほめられました。
Tôi được thầy khen
あの先生は学生たちにそんけいされています。
Thầy giáo đó được các sinh viên kính trọng
YはXにNをV(ない)(ら)れます①
Đối lập với cấu trúc「Xは Yに Nを Vます」. Trường hợp này vì thay đổi lập trường, quan điểm hoặc vì mục đích nào đó, Y trở thành chủ ngữ, thuộc phía bị động, còn X là chủ thể của động tác.「Nを」là bổ ngữ trực tiếp và không thay đổi vị trí.
小林さんはジョンさんに仕事を たのまれました。
Kobayashi bị John nhờ làm giúp công việc.
←ジョンさんは小林さんに仕事を たのみました。
John nhờ Kobayashi làm giúp công việc
アリさんはけいさつかんに住所を 聞かれました。
Ali bị cảnh sát hỏi địa chỉ cư trú
YはXにNをV(ない)(ら)れます②
Đối lập với cấu trúc「XはYのNをVます」, Cấu trúc bị động này biểu thị ý nghĩa một bộ phận nào đó của Y chịu tác động của X. Khi đó Y vẫn là chủ ngữ bị động, X vẫn là chủ thể hành động và「N」(bộ phận của Y) là bổ ngữ trực tiếp đón nhận tác động của X.
弟は兄に顔を なぐられました。
Em trai tôi bị anh trai tôi đánh vào mặt
←兄は弟の顔を なぐりました。
Anh trai tôi đánh vào mặt em trai tôi
母はどろぼうに財布を ぬすまれました。
Mẹ tôi bị kẻ trộm móc mất ví
YはXにVi(ない)(ら)れます
Khi chuyển câu sử dụng nội động từ, có cấu trúc 「XがViます」sang câu bị động, thì Y là chủ thể nhận sự phiền toái do X gây ra. Nội động từ thường được sử dụng trong trường hợp này như「降る」(mưa),「入院する」(nhập viện),「死ぬ」(chết),「泣く」(khóc) v.v...
わたしたちは雨に ふられました。 ← 雨がふりました。
We were caught in the rain.← Trời mưa
わたしは父に 死なれました。
Tôi bị mất bố [bố chết].
NはXにV(ない)(ら)れています
Câu bị động có chủ ngữ là vật hoặc một cái gì đó. Mẫu câu này thường biểu hiện cái gì đó có tính chung, phổ biến, cho nên「Xに」thường được hiểu là số lượng người nhiều, không xác định chính xác là bao nhiêu. Và cuối câu có dạng「Vている」.
この歌は若い人たちに 愛されています。
Bài hát này được giới trẻ yêu thích
この新聞は地方の人たちに 読まれています。
Tờ báo này được những người tỉnh lẻ đọc
NはV(ない)(ら)れます
Là dạng thức tỉnh lược 「X (人) に」trong phần 5, sử dụng khi không cần thiết đề cập đến
会議で予定が 発表されました。
Kế hoạch được đưa ra ở hội nghị
←会議で予定を 発表しました。
[Họ] đưa ra kế hoạch tại hội nghị
東京でオリンピックが 開かれました。
Olympic được tổ chức ở Tokyo
Vてしまいます
Mẫu câu này mang hai nét nghĩa. Một là biểu thị một hành động nào đó đã hoàn thành tuyệt đối. Hai là biểu thị sự nuối tiếc, băn khoăn vì đã trót làm một việc gì đó mà mình không muốn. Ở nghĩa thứ hai thường sử dụng động từ vô ý chí như 「忘れる」 (quên), 「まよう」(lạc, chưa định hướng được),「こわれる」(đổ vỡ),「ぬすまれる」(bị lấy cắp) v.v...
論文を全部書いてしまいました。
Tôi đã viết xong luận văn
あしたこの本を読んでしまうつもりです。
Tôi dự định ngày mai sẽ đọc hết cuốn sách này
忘れ物をしてしまいました。
Tôi [sơ ý] để quên đồ mất rồi
道にまよってしまいました。
Tôi đã bị lạc đường [mất rồi]
~。そのまま、…
[Vた/Nの]まま、…
Khi gắn thêm「まま」vào sau động từ「Vたまま」hoặc danh từ「Nのまま」thì biểu thị ý nghĩa để nguyên một trạng thái nào đó hoặc một trạng thái nào đó không thay đổi theo mong muốn. Khi vế trước đã được đề cập thì vế sau có thể nói tắt「そのまま」 (như vậy...)
その電車は止まりました。そのまま、動きません。
Xe điện bị dừng lại, và cứ thế, không chạy nữa
その電車は止まったまま、動きません。
Xe điện bị dừng lại, và cứ thế, không chạy nữa
電気をつけたまま、ねました。
I went to bed, leaving the light on.
くつのまま、へやに入らないでください。
Please don't enter the room with your shoes on.
皮のま、りんごを食べましょう。
Hãy ăn táo để nguyên vỏ nhé
NでVました
Trợ từ「で」trong trường hợp này biểu thị nguyên nhân, lý do. V là động từ không mang tính ý chí.
交通事故でけがをしてしましました。
Tôi bị thương bởi tai nạn giao thông)
大風で電線が切れました。
Đường điện bị đứt bởi gió to
火事で家がやけました。
Nhà bị cháy bởi hỏa hoạn
Reasonて、Result
Cách nói sử dụng「て/ で」để biểu thị nguyên nhân, lý do, được sử dụng khi muốn nhấn mạnh đến mối quan hệ nhân – quả. Dạng phủ định như sau:「Vなくて, ~」/「Aい- くなくて、~」/「Aな- でなくて~」 và 「Nでなくて ~」.
Vế sau thường là dạng khả năng hoặc những từ biểu thị tâm tư tình cảm như「うれしい」 (vui), 「はずかしい」(xấu hổ),「ざんねんだ」(đáng tiếc) v.v...
あなたに会えて、うれしいです。
Được gặp cậu, tớ rất vui
眠くて、べんきょうができません。
Tôi buồn ngủ qúa nên chẳng thể học được
心配で、ごはんが食べられませんでした。
Tôi lo lắng nên không thể ăn cơm được
~て/で、……から/ので~
<Reason1>[て/で]、<Reason2>[から/ので]、<Result>
Khi có hai nguyên nhân, lý do liên quan với nhau, trong đó nguyên nhân thứ nhất (て/で) mạnh hơn, kéo theo nguyên nhân thứ hai (から/ ので) thì sử dụng mẫu câu này.
Then, add the situation that results from that, which has been expressed in the て/で phrase, using から or ので.
たばこを吸って、医者にしかられたから、やめなければなりません。
Vì tôi hút thuốc [dẫn đến] bị bác sĩ mắng nên phải bỏ
V(ます)すぎます
[Vます / Aい- / Aな- ]すぎます
「~すぎる」biểu thị mức độ của một trạng thái, động tác nào đó vượt quá mức bình thường, chủ yếu với nghĩa không tốt. Động từ này được sử dụng giống với「V」nhóm 2, tuy nhiên không dùng ở dạng phủ định và tiếp diễn (× ~すぎません × ~すぎています)
お酒をのみすぎたので、頭がいたくなりました。
Tôi uống quá nhiều rượu nên bị đau đầu
このひもは短すぎて、使えません。
Sợi dây này ngắn quá nên không sử dụng được
この問題はふくざつすぎます。みんな答えられません。
Câu hỏi này quá phức tạp. Không ai có thể trả lời được
JPLANG 25
V(PlainForm)ようです
[V/Aい/Aな*/N*](Plain Form) ようで
Cách nói phán đoán dựa vào quan sát hoặc cảm giác chủ quan của người nói.
* Dạng khẳng định ở thì hiện tại của「Aな」thì kết hợp với qua「な」(Aな-なようです, còn danh từ thì qua「の」( Nのようです).
熱があるようですね。かおが赤いですよ。
Trông cậu có vẻ bị sốt. Mặt cậu đỏ lên rồi đấy
かぜをひいてしまったようです。
Tôi thấy hình như mình bị cảm mất rồi
この機械はどうも古いようです。
Cái máy này trông có vẻ cũ quá
テストはむずかしくなかったようです。
Bài kiểm tra có vẻ không khó
マナさんは勉強がきらいなようです。
Hình như Mana không thích học
この問題はかんたんではないようです。
Có lẽ vấn đề này không đơn giản
田中さんは留守のようです。
Hình như Tanaka không có nhà
きのうは地下鉄が不通だったようです。
Dường như hôm qua tàu điện ngầm bị tắc nghẽn
Nばかり
Cách nói khi đề cập đến「N」, với một số lượng nhiều hoặc tần số xuất hiện nhiều. Và người nói thường thể hiện tâm trạng không hài lòng lắm về điều đó.
家の回りは田ばかりです。
Xung quanh nhà tôi toàn là cánh đồng
毎日雨ばかり降っています。
Ngày nào cũng mưa suốt
先生はわたしにばかり質問します。
Thầy giáo toàn hỏi tôi
Vて ばかり います
Mẫu câu biểu hiện ý nghĩa chỉ duy nhất một hành động nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần. Và người nói thường thể hiện tâm trạng không hài lòng lắm về điều đó.「ばかり」được đặt ở giữa「Vて」và「います」.
あの人はなまけてばかりいます。
Người đó toàn lười nhác
マナさんはじゅぎょうのとき、まちがえてばかりいます。
Mana toàn nhầm lẫn trong giờ học
Vdic.ところです
「ところ」trong trường hợp này nói về một khoảng thời gian. 「V dic.ところです」nói về khoảng thời gian ngay trước khi một hành động nào đó xảy ra.「Vているところです」nói về khoảng thời gian khi một hành động nào đó đang xảy ra.「Vたところです」nói về khoảng thời gian ngay sau khi 1 hành động nào đó vừa xảy ra.
わたしはこれから食事をするところです。
Tôi đang chuẩn bị ăn [ngay bây giờ]
わたしは今、食事をしているところです。
Tôi đang ăn
わたしは今、食事をしたところです。
Tôi vừa mới ăn xong
V(ます)たがっています
Mẫu câu biểu thị sự mong muốn, nguyện vọng hoặc tâm trạng của người thứ 3 nào đó.
Formation
のみた(いです)
さむ(いです)
いや(です)
わたしはNが/をV(ます)たいです(Tôi muốn ~.) → あの人はNをV(ます)たがっています(Người đó muốn ~.)
わたしはNがほしいです(I want N.) → あの人はNをほしがっています(That person wants N.)
「~がっています」được dùng với tính từ đuôi いvà tính từ đuôi な để thể hiện tình cảm, cảm giác khi chủ ngữ ở ngôi thứ 3
わたしはさびしいです(Tôi buồn.) → あの人はさびしがっています(Người kia buồn.)
わたしは残念です(Tôi lấy làm tiếc, tôi thấy tiếc.) → あの人は残念がっています(Người kia lấy làm tiếc, người kia thấy tiếc.)
兄は外国へ行たがっています。
Anh trai tôi rất muốn đi nước ngoài
タンさんはさびしがっています。
[Tôi cho rằng] Tan buồn
Vますたがります
Aい-がります
Aな-がります
Mẫu câu biểu thị sự mong muốn, nguyện vọng hoặc tâm trạng của người thứ 3 nào đó, mang tính thường xuyên, gần như là lúc nào cũng như vậy.
弟は、おかしを見ると、いつもほしがります。
Em trai tôi cứ nhìn thấy kẹo là muốn
いもうとは、デパートへ行くと、いつもおかしを買いたがります。
Em gái tôi hễ đi vào cửa hàng là muốn mua kẹo
~。それなのに、……
Trong trường hợp này「のに」biểu thị ý nghĩa người nói bất ngờ với một kết quả nào đó xảy ra trái với những gì thông thường hoặc ngược lại với những gì mình suy nghĩ, mong đợi.
Trường hợp muốn nhấn mạnh đến sự bất thường đó, tách hai vế thành 2 câu, giữa hai câu, dùng「それなのに」
* Kết hợp với「のに」qua「な」:「Aな-なのに」, 「Nなのに」.
弟はよく勉強しました。それなのに、せいせきが上がりませんでした。
Em trai tôi chịu khó học. Vậy là kết quả học tập chẳng tiến bộ gì cả
今日は天気がいいのに、あの人はずっと家でねています。
Hôm nay trời đẹp, vậy mà người đó lại ở nhà ngủ suốt
Vてきました
「Vてきた」biểu thị ý nghĩa một hành động, hiện tượng nào đó xảy ra trong quá khứ và tiếp diễn đến tận hiện tại. Còn「Vていく」biểu thị ý nghĩa một hành động, hiện tượng nào đó từ hiện tại đến tương lai, thường sử dụng động từ biểu hiện sự biến đổi, như「進む」 (phát triển, tiến lên),「減る」(giảm),「向上する」(khuynh hướng tăng lên).
カメラの技術はずいぶん進んできました。
Công nghệ sản xuất máy ảnh đã phát triển rất mạnh.
科学はこれからも進歩していくでしょう。
Tôi tin rằng khoa học sẽ ngày càng phát triển
Vて きます
Cấu trúc này biểu hiện ý nghĩa một hiện tượng, hành động nào đó bắt đầu xảy ra, nằm ngoài sự kiểm soát của người nói. Những động từ hay được sử dụng thường liên quan đến hiện tượng tự nhiên, như:「降る」(rơi, rụng)「晴れる」(nắng, ấm),「聞こえる」(nghe thấy), 「においがする」(có mùi... ) v.v...
雨が降ってきました。
Trời bắt đầu mưa rồi
いいにおいがしてきました。
Có mùi thơm rồi đấy
JPLANG 26
~によると/では、V(PlainForm)そうです
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa người nói nghe được hoặc bằng cách nào đó có được thông tin gì đó và truyền đạt lại thông tin đó cho người khác.
「Nによると」và 「Nでは」được hiểu là nguồn thông tin (theo N...., dựa vào N...)
×田中さんでは、~そうです。
○田中さんによると、~そうです。
According to Mr./Ms. Tanaka, ~.
○田中さんの話では、~そうです。
According to what Mr./Ms. Tanaka said, ~.
ニュースによると、交通事故が増えてきたそうです。
Theo tin tức thời sự thì tai nạn giao thông tăng lên
統計によると、男性の人口は女性の人口より多いそうです。
Theo thống kê thì số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới
田中さんの話では、あの学生はあまりまじめではないそうです。
Theo như lời Tanaka thì sinh viên đó không chịu khó học lắm
新聞によると、去年、海外旅行をした人は約九百万人だそうです。
Theo tin từ báo chí thì số người đi du lịch nước ngoài năm ngoái ước tính khoảng 9 triệu người
Vdic.ように(と)言いました。
Cách nói nhờ vả hoặc ra lệnh cho ai làm việc gì đó. Tuy nhiên không trực tiếp sử dụng dạng mệnh lệnh, nhờ vả...ở động từ đó, mà mượn những động từ khác để thể hiện mong muốn của mình.
「しなさい」と言いました→するように(と)命令しました (mệnh lệnh)
「してください」と言いました→するように(と)頼みました (nhờ vả)
「しないでください」と言いました→しないように(と)注意しました (chú ý, nhắc nhở)
社長は社員に規則を守るように(と)命令しました。
Giám đốc ra lệnh cho nhân viên phải tuân thủ nội quy công ty
わたしは友だちに荷物を運ぶように(と)頼みました。
Tôi nhờ bạn khuân giúp hành lý
先生は学生に授業を欠席しないように(と)注意しました。
Giáo viên nhắc nhở sinh viên không được bỏ giờ
姉は妹にお金を落さないように(と)言いました。
Chị gái tôi nói với em gái tôi đừng để rơi tiền
(N1でもN2でも)QWでも
Khi thêm「でも」vào sau từ nghi vấn (QW) trong trường hợp này thì「N1」hoặc「N2」đứng trước nó không có nghĩa đặc biệt khác với những「N」khác, mà tất cả「N」đều có chung một điểm nào đó. Lưu ý nếu sau「N」có một trợ từ nào đó thì「でも」đứng sau cả trợ từ đó.
(子どもでも大人でも)だれでも法律を守らなければなりません。
[Bất kể người lớn hay trẻ em] Ai cũng phải tuân thủ theo pháp luật
あの病人は、(肉でもやさいでも)何でも食べられます。
Bệnh nhân đó cái gì cũng ăn được [không phân biệt thịt hay rau].
スーパーマーケットは(東京にでもおおさかにでも)どこにでもあります。
Siêu thị thì ở đâu cũng có [chẳng riêng gì Tokyo or hay Osaka].)
V(PlainForm)だろうと思います
Cách nói suy đoán. Trường hợp muốn nói thay cho mẫu câu 「(たぶん) ~でしょう」 (có lẽ....) sẽ thành「(たぶん) だろう ~と思います」(tôi nghĩ rằng).
Kết hợp trực tiếp với「だろうと思います」(không cần qua「だ」hoặc「な」
来年はたぶん物価が上がるだろうと思います。
Tôi nghĩ rằng sang năm có lẽ vật giá sẽ tăng lên
雪国の生活はきびしいだろうと思います。
Tôi cho rằng cuộc sống ở vùng có tuyết vất vả
日本語でレポートを書くのは大変だろうと思います。
Tôi nghĩ viết báo cáo bằng tiếng Nhật thì rất vất vả
TimeまでにV
「までに」biểu thị giới hạn về mặt thời gian của một hành động nào đó, có nghĩa là hành động đó sẽ kết thúc trong khoảng thời gian đã được quy định. Lưu ý không sử dụng với những động tác mang tính liên tiếp.
×5時までにべんきょうしています。
○5時までべんきょうしています。
Tôi sẽ còn học đến lúc 5 giờ
今月の末までに委員を決めてください。
Hãy quyết định ủy viên [muộn nhất là] cuối tháng này,
十二時までに駅につけますか。
Muộn nhất là lúc 12 giờ, cậu có thể đến ga được không?
Nの間、~
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa một hành động, trạng thái nào đó diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
わたしは、夏休みの間、ずっと勉強するつもりです。
Tôi dự định trong dịp nghỉ hè, chỉ học thôi
母が買い物をしている間、父は車の中で待っていました。
Trong lúc mẹ tôi đi mua đồ, bố tôi đợi trong xe ô tô
Nの間に、~
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định, một hành động, sự việc nào đó được diễn ra.
Lưu ý không sử dụng động từ biểu thị tính tiếp diễn hoặc trạng thái.
×待っている(đang đợi), 食べている(đang ăn), いる(có, ở dùng với danh từ động vật), ある(có, ở, dúng với danh từ bất động vật), ねむい(buồn ngủ), しずかだ(yên tĩnh)
わたしは、昼休みの間に、銀行へ行って来ました。
Trong lúc nghỉ trưa, tôi đã đi ngân hàng
赤ちゃんが寝ている間に、この辺をかたづけましょう。
Trong lúc đứa bé đang ngủ, cất dọn chỗ này đi.
Placeへ行きます。その途中で、V
[Place へ 行く / VNの] 途中で、V
Cấu trúc này biểu thị ý nghĩa trong lúc di chuyển xảy ra một sự việc nào đó hoặc tiến hành một hành động nào đó. Ngoài「行く」cũng sử dụng với「来る」,「帰る」.
Lưu ý, trường hợp「途中で」được sử dụng giữa một câu thì động từ chuyển động đứng trước nó thường phải để ở dạng nguyên thể.
○学校へ行く途中で事故にあいました。
I had an accident on my way to school.
×学校へ行った途中で事故にあいました。
Trong trường hợp này 「VN」 là danh từ biểu thị sự di chuyển, như「帰国」 (về nước), 「旅行」(du lịch),「散歩」(đi dạo) v.v...
駅へ行きます。その途中で、銀行に寄ります。
Tôi đi ra ga. Trên đường, tôi ghé qua ngân hàng
駅へ行く途中で、銀行に寄ります。
Trên đường ra ga, tôi ghé qua ngân hàng
そんなに+Neg.
Cách nói khi cho rằng một điều gì đó không đạt đến mức độ nào đó.
式は長くかかりますか。
Buổi lễ có kéo dài không?
→いいえ、そんなに長くかかりません。
Không, không kéo dài đâu
JPLANG 27
XはYをV1(ない)(さ)せます
Mẫu câu sai khiến, bắt người khác làm gì đó. X là chủ thể, thường là người có vị trí cao hơn. Y là đối tượng bị sai khiến, thường là người có vị trí thấp hơn. V là nội động từ mang tính ý chí, như [行く], [来る], [帰る], [立つ], [すわる], [歩く], [休む].
母は弟を病院へ行かせました。
Mẹ tôi cho em tôi đi viện
先生は生徒を 立たせました。
Giáo viên bắt học sinh đứng lên
XはYにNをVt(ない)(さ)せます
Mẫu câu sai khiến, trong đó「V」là ngoại động từ, kết hợp với từ chỉ mục đích (Nを).
Trường hợp này trước đối tượng bị sai khiến dùng trợ từ「に」.
Compare: Xは Y[を] Vi(ない)(さ)せる
Xは Y[に] Nを Vt(ない)(さ)せる
×Yを Nを Vt(ない)(さ)せる
社長は社員に電話を かけさせました。
Giám đốc bắt nhân viên gọi điện
父は妹に新聞を 持って来させました。
Bố tôi sai em gái tôi mang báo đến
XはYにVi(ない)(さ)せます
Cũng là mẫu câu sai khiến nhưng được sử dụng với nghĩa X phó thác hoặc cho phép Y thực hiện hành động nào đó. Nếu là tự động từ thì sau Y không sử dụng trợ từ「を」, mà phải dùng trợ từ「に」. Hơn nữa đối với cả nội động từ và ngoại động từ nếu sử dụng những từ như「好き」(yêu, thích) ,「自由」 (tự do) v.v... thì không còn tính chất sai khiến, bắt ép một cách cưỡng chế, mà thiên về ý nghĩa phó thác hoặc cho phép. Nói chung dạng sai khiến trong tiếng Nhật phải hiểu hết sức linh hoạt, phải dựa vào ngữ cảnh để dịch sang tiếng Việt là “bắt” hoặc “cho”
先生は生徒たちに好きな所へ行かせました。
Giáo viên cho phép học sinh đi đến nơi các em thích
父親と母親は子どもたちに自由に意見を しゃべらせました。
Bố và mẹ cho phép con cái tự do phát biểu ý kiến
XはYをVi(ない)(さ)せます
Cũng là mẫu câu sai khiến. Khi sử dụng những động từ biểu thị tình cảm, cảm giác thì mang nghĩa X tác động đến tình cảm, cảm giác của Y. Một số động từ điển hình: 「わらう」(cười),「おこる」(giận dữ),「よろこぶ」(vui mừng),「つかれる」(mệt mỏi), 「びっくりする」(ngạc nhiên),「心配する」(lo lắng), v.v...
Lưu ý sau Y dùng trợ từ「を」
田中さんは、じょうだんを言って、みんなを わらわせました。
Tanaka nói đùa, làm cho mọi người cười
わたしは、大きい声を出して、友だちを びっくりさせました。
Tôi nói to khiến bạn tôi giật mình
V(ない)(さ)せてください
Khi sử dụng dạng mệnh lệnh sai khiến「させて ください」(Hãy cho phép tôi....) thì người nói bày tỏ thái độ nhún nhường, xin phép người khác cho mình thực hiện hành động nào đó.「 ~くださいませんか」lịch sự hơn (Hãy cho tôi ....có được không ạ?)
この電話を使わせてください。
Làm ơn cho tôi sử dụng máy điện thoại này
あしたは休ませてくださいませんか。
Làm ơn cho phép tôi nghỉ vào ngày mai có được không ạ?
XはわたしをVi(ない)(さ)せてくれます/くださいます
Cũng là mẫu câu sai khiến. Trong trường hợp này X là người cho phép mình thực hiện hành động nào đó. Với mẫu này, người nói bày tỏ lòng biết ơn đối với X
田中さんはわたしに電話を 使わせてくれました。
Tanaka cho tôi sử dụng điện thoại
先生はわたしを 休ませてくださいました。
Thầy cho tôi nghỉ học
V(PlainForm)はずです
Cách nói khi người nói dựa trên thông tin, tri thức nào đó rồi đưa ra nhận định, phán đoán một cách chắc chắn về một sự vật hiện tượng nào đó. Lưu ý những sự vật, hiện tượng đó không trực thuộc người nói.
Thời hiện tại của dạng khẳng định của tính từ đuôi な và danh từ được biến đổi bằng cách bỏ đuôi だ của thể nguyên thể, sau đó thêm な hay の vào sau tính từ hay danh từ 「A(な)なはずです」「Nのはずです」
私立大学に入ったら、お金がかかるはずです。
Nếu học ở trường đại học tư lập thì chắc chắn sẽ tốn nhiều tiền
国立大学に入ったら、お金がそんなにかからないはずです。
Nếu học ở trường đại học quốc lập thì chắc chắn sẽ không tốn nhiều tiền như vậy
さっき部屋の温度を上げたから、あたたかいはずです。
Vừa nãy tôi tăng nhiệt độ trong phòng rồi nên chắc chắn là ấm
定期けんを買う時は、学生証が必要なはずです。
Khi mua vé tháng / định kỳ, chắc chắn phải cần thẻ sinh viên
今日は日よう日だから、銀行は休みのはずです。
Hôm nay là chủ nhật nên chắc chắn ngân hàng không làm việc
N1は~が、N2なら……
Cách nói khi bầy tỏ sự khác nhau, đối lập giữa「N1」và「N2」, (N1 và N2 cùng một nhóm) 「N2なら」biểu thị ý nghĩa điều kiện (nếu là N2 thì...). Là cách nói khi không muốn kết thúc bằng câu trả lời phủ định, mà đưa ra một điều kiện nào đó (N2) để thăm dò ý kiến người khác.
土よう日は都合がいいですか。
Is Saturday convenient for you?
→土よう日はだめですが、日よう日なら都合がいいです。
Saturday is not good for me, but Sunday is fine.
→日よう日なら都合がいいですが、土よう日はだめです。
Sunday is OK, but Saturday is not convenient for me.
A: ジュースはありますか。
Cậu có nước ngọt không?
B: ジュ-スはありませんが、水ならあります。
Tớ không có nước ngọt, nước lọc thì có
わたしはテニスならやりますが、ほかのスポ-ツはやりません。
Nếu là tennít thì tớ chơi, còn những môn thể thao khác thì không
Trường hợp có trợ từ như [nơi chốn へ], [nơi chốn で], hoặc [người と]...thì「なら」đứng sau những trợ từ đó.
ほかの所へは行きたくありませんが、京都へなら行きたいです。
Tôi không muốn đi những nơi khác, nếu là Kyoto thì tôi muốn đi.
工場の中では写真をとってはいけませんが、外でならいいです。
Trong nhà máy thì không được chụp ảnh, còn bên ngoài thì được
V1dic.とおりに、V2
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa「N2」được thực hiện đúng theo「V1 dic」hoặc「Nの」
N là nguồn thông tin liên quan đến viêc V2được tiến hành như thế nào.
学生は先生の言うとおりに、実験をしました。
Sinh viên tiến hành thí nghiệm theo đúng những điều giáo viên hướng dẫn
地図にかいてあるとおりに、歩きました。
Chúng tôi đi bộ theo đúng chỉ dẫn ghi trong bản đồ
地図のとおりに、歩きましょう。
Hãy đi theo chỉ dẫn của bản đồ
V(PlainForm)場合は、……
Cách nói giả định khi xuất hiện một tình huống, sự việc nào đó. Không dùng với tình huống đã xảy ra trong quá khứ.
×去年事故があった場合は、おおぜいの人が死にました。
○去年事故があった時、おおぜいの人が死にました。
When there was an accident last year, many people died.
○事故があった場合は、おおぜいの人が死ぬでしょう。
If an accident should occur, many people will probably die.
* 「Aな」kết hợp với「場合」qua「な」thành「Aな-な場合 は」và「N」kết hợp với「場合」qua「の」thành「Nの場合は」,
会社を休む場合は、理由を言ってください。
Trường hợp anh nghỉ việc ở công ty thì hãy nói lý do.
お金がない場合は、友だちにかしてもらいます。
Nếu [trường hợp] không có tiền thì tôi sẽ vay của bạn
お金が必要な場合は、知らせてください。
Nếu cậu cần tiền thì cứ cho tớ biết
欠席の場合は、早く返事をしてください。
Nếu cậu cần tiền thì cứ cho tớ biết
背が高い方です sei ga takai hou desu
Cách nói khi muốn so sánh hai sự việc, sự kiện.... Trong đó sự việc trở thành chủ đề thuộc về một nhóm nào đó. Cách nói này mang nét nghĩa “ Nếu so sánh xem thuộc phía nào thì...” và được sử dụng với tất cả các loại từ.
わたしは兄弟の中で太っている方です。
Trong anh chị em của tôi, thì tôi thuộc dạng béo
アリさんはクラスの中で背が高い方です。
Ali thuộc diện cao ở trong lớp tôi
マナさんは日本語が上手な方だと思います。
Tôi nghĩ rằng Mana thuộc diện giỏi tiếng Nhật
N1のN2
Cấu trúc này biểu thị ý nghĩa「N1」và「N2」có chung phẩm cách với nhau, nghĩa là「N2 」thực [được gọi] là N1. Trong đó「N2 」bổ nghĩa thêm cho「N1」.
こちらは友だちの中村さんです。
Đây là Nakamura, bạn tôi.)
あの人は留学生のマナさんです。
Người đó là Mana, lưu học sinh.
JPLANG 28
NはおV(ます)になります
Mẫu câu này là một trong những biểu hiện kính ngữ, được gọi là cách nói tôn kính, có nghĩa thể hiện sự kính trọng của người nói đối với 「N」. 「N」 trong trường hợp này không chỉ là người lớn tuổi mà nói chung là những người có quan hệ không thân mật đối với người nói, thể hiện sự tôn kính mang tính xã giao. Còn đối với những người thân hoặc những người trong nhóm của mình thì ít dùng cách nói này.
先生は、来月、国へお帰りになります。
Thầy giáo của tôi tháng sau sẽ về nước
あの方はお喜びになるでしょう。
Người đó chắc là sẽ vui lắm
NはV(ない)(ら)れます
Mẫu câu này cũng là một trong những biểu hiện kính ngữ (tôn kính). Về mặt ngữ nghĩa hoàn toàn giống phần 1-1. Về mặt ngữ pháp, động từ được chia giống dạng bị động.
先生は、来月、国へ帰られます。
Thầy giáo của tôi tháng sau sẽ về nước.
先生は毎朝散歩をされます。
Thầy giáo của tôi sáng nào cũng đi dạo.
先生は明日ここへ来られます。
Thầy giáo của tôi ngày mai sẽ đến đây.
先生はもう論文を書いてしまわれました。
Thầy giáo của tôi đã viết xong luận văn
おっしゃいます・ごらんになります・めしあがります・なさいます・いらっしゃいます
Một số động từ đặc biệt biểu hiện ý nghĩa tôn kính.
先生は何とおっしゃいましたか。
Thầy giáo đã nói gì vậy?
先生は写真を御らんになりました。
Thầy giáo đã xem ảnh
お(V)ますします
Mẫu câu này là một trong những biểu hiện kính ngữ, được gọi là cách nói khiêm nhường. Trường hợp này người nói đề cập đến hành động nào đó của mình hoặc của nhóm mình bằng cách tự hạ thấp mình để thể hiện sự kính trọng người khác.「VNする」thường chuyển thành「ごVNする」, chẳng hạn 「連絡する」 (liên lạc), 「相談する」 (bàn bạc), 「説明する」 (thuyết minh, giải thích) v.v...
お荷物をお持ちしましょう。
Tôi mang hành lý giúp anh nhé!
すぐ結果をお知らせします。
Tôi sẽ thông báo ngay kết quả cho anh
Many of the "VNする" words, or "action noun + する" verbs (e.g., れんらくするcontact; notify, 相談するconsult, 説明するexplain) are turned into the humble polite by putting ご at the beginning: ごVNする.
すぐ結果をごれんらくします。
Tôi sẽ liên lạc về kết quả ngay.
お好き ご自由 おいそがしい
Có một số「N」và「Aな」có thể thêm tiếp đầu ngữ「お」hoặc「ご」để mang nghĩa lịch sự.
Tuy nhiên riêng「Aい」chỉ có thể gắn thêm tiếp đầu ngữ「お」.
お元気ですか。
Anh có khỏe không?
お幸せになってください。
Chúc anh hạnh phúc.
御自由にどうぞ。
Xin mời anh cứ tự nhiên
お宅はどちらですか。
Nhà anh ở đâu?
おいそがしいですか。
Anh có bận không?
V(PlainForm)らしいです
Cách nói suy đoán dựa trên thông tin mình nghe được hoặc chứng kiến được.
Thời hiện tại dạng khẳng định của tính từ đuôi な và danh từ được biến đổi bằng cách bỏ đuôi だ , biến thành 「A(な)らしい」「Nらしい」
中村さんは、しあいで友だちに勝ったらしいです。
Nghe đâu Nakamura đã thắng trong trận thi đấu với bạn
ラジオで聞きましたが、明日は天気がわるいらしいです。
Nghe đài thông báo hình như ngày mai thời tiết xấu
あの仕事は、どうも大変らしいです。
Công việc đó có vẻ rất vất vả
明日は雨らしいです。
Ngày mai trời có vẻ mưa
Vたばかりです
Cách nói biểu thị ý nghĩa một hành động nào đó vừa mới kết thúc.
わたしは、今、家へ帰って来たばかりです。まだ上着もぬいでいません。
Tôi vừa về đến nhà, vẫn chưa kịp cởi áo khoác
So với 「Vたところ(です)」thì 「Vたばかり(です)」còn được sử dụng trong trường hợp hành động đó đã kết thúc được một khoảng thời gian nhât định
先週、日本に着いたばかりですから、まだ日本の生活にはなれていません。
Tôi mới đến Nhật vào tuần trước nên vẫn chưa quen với cuộc sống ở Nhật
今、ひこう場に着いたところです。これからバスに乗って、帰ります。
Tôi vừa xuống sân bay, bây giờ sẽ lên xe buýt để đi về
Trường hợp kết hợp với 「N」 sẽ thành 「VたばかりのN」.
生まれたばかりの赤ちゃんはしゃべれません。
Đứa bé mới sinh nên chưa thể nói được
Tuy nhiên Vたところ không dùng được với danh từ trong trường hợp sau.
×生まれたところの赤ちゃん
Nhưng không nói 「Vたところの」
V1dic.たびに、V2
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa mỗi khi xảy ra「V1」 thì chắc chắn 「V2」 cũng xảy ra. 「VN+するたびに」cũng có thể thay bằng「VN+のたびに」
Aクラスはしあいに出る度に、一位になります。
Cứ mỗi lần lớp A tham gia trận đấu là lại giành vị trí số 1
わたしは、けんかをする度に、兄に負けました。
Lần nào cãi nhau với anh trai, tôi cũng thua
わたしは、けんかの度に、兄に負けました。
Lần nào cãi nhau với anh trai, tôi cũng thua
Nでも
Cách nói khi muốn đưa ra một ví dụ nào đó trong một nhóm cùng loại.. Hay được sử dụng để đưa ra đề án hoặc ý kiến một cách nhẹ nhàng và có thể vì một lý do nào đó, dẫn đến việc không thực hiện đúng đề án hoặc ý kiến đó thì cũng không sao
お茶でも飲みませんか。
Chúng ta đi uống trà [hoặc cái gì đó] đi?
明日でも小林さんの家に電話をかけてみましょう。
Ngày mai [gì đó] chúng ta hãy gọi điện đến nhà Kobayashi đi
Trường hợp có những trợ từ như [nơi chốn] へ hay [người] にv.v...thì 「でも」 đứng sau những trợ từ đó.
あしたは新宿へでも行きましょうか。
Ngày mai chúng ta đi Shinjuku [hoặc đâu đó] đi?
この本は弟にでもやろうかと思っています。
Tôi đang định cho em trai [hoặc ai đó] cuốn sách này
Dạng tỉnh lược
Trong văn nói, dạng tỉnh lược, nói ngắn được sử dụng rất đa dạng và phong phú.
どうしたんですか。← どうしたのですか。
Có chuyện gì vậy?
昼ごろ来るって言いました。← 昼ごろ来ると言いました。
Nó nói rằng trưa sẽ đến
JRって何ですか。← JRというのは何ですか。
"JR" là cái gì vậy?
いなくなっちゃった。← いなくなってしまった。
Nó đi rồi/ không còn ở đây nữa
全部飲んじゃいました。← 全部飲んでしまいました。
Tôi uống hết tất cả rồi
うそを言っちゃだめです。← うそを言ってはだめです。
Không được nói dối
さわいじゃいけません。← さわいではいけません。
Không được ầm ĩ
これはわたしのかさじゃありません。← これはわたしのかさではありません。
Đây không phải là cái ô của tôi
頭が痛いんじゃないんです。← 頭が痛いのではないのです。
Không phải là bị đau đầu
たばこを吸ったってかまいません。← たばこを吸ってもかまいません。
Hút thuốc lá cũng không sao
明日は休んだっていいんです。← 明日は休んでもいいんです。
Ngày mai nghỉ cũng được
父は新聞を読んでるし、母は料理を作ってます。← 父は新聞を読んでいるし、母は料理を作っています。
Bố tôi đọc báo còn mẹ tôi thì nấu ăn
ここで待っててください。← ここで待っていてください。
Hãy đợi tôi ở đây nhé
泊まってらっしゃいます。← 泊まっていらっしゃいます。
[anh ấy] đang nghỉ qua đêm [ở đây]
Danh từ trong tiếng Nhật
Ví dụ, danh từ (ở đây dùng theo nghĩa rộng là những cụm có tính chất danh từ) có thể có các dạng sau:
N: タケノコ (nấm)
Phrase + N: 毒があるキノコ (nấm có độc)
Adj + N: 美しい景色 (cảnh đẹp), 毒のあるキノコ (nấm độc)
Phrase: 行くか行かないか (có đi hay không), ví dụ câu sau: 行くか行かないかを決めてください (xin hãy quyết định có đi hay không). Ở đây cụm câu hỏi này đóng vai trò danh từ.
Trong mẫu danh từ "Phrase + N" bạn có thể thấy vế câu Phrase là bổ ngữ để bổ nghĩa cho N. Các bạn có thể tham khảo các ví dụ sau:
ベトナムから来た学生 (Phrase = ベトナムから来た, N = 学生)
Học sinh tới từ Việt Nam
優秀だった彼 (Phrase = 優秀だった, N = 彼)
Anh ấy, vốn rất xuất sắc, ...
昔よく釣りに行っていた私 (Phrase = 昔よく釣りに行っていた, N = 私)
Tôi, người ngày xưa thường đi câu cá, ...
Ở trên các bạn cũng sẽ thấy 毒がある và 毒のある khác nhau mặc dù cũng diễn tả ý nghĩa "có độc". Vậy thì chúng khác nhau điều gì? Điều khác nhau ở đây chính là vai trò ngữ pháp của chúng. 毒がある (doku ga aru) là một vế câu có chủ đề (doku) và hành động (aru), còn 毒のある (doku no aru) chỉ đơn thuần có vai trò là một tính từ và bắt buộc sau đó phải có danh từ. Chúng ta phải hiểu được vai trò ngữ pháp của các cụm từ trong tiếng Nhật thì mới có thể công thức hóa nó để học tiếng Nhật trong thời gian ngắn.
ĐÚNG: このキノコは毒がある。(Cây nấm này có độc)
SAI:
Lý do: 毒のある (doku no aru) là tính từ bắt buộc phải bổ nghĩa cho danh từ đi kèm ngay sau. Còn 毒がある (doku ga aru) là một vế câu có tính chất tính từ có thể bổ nghĩa trực tiếp cho danh từ hoặc đơn giản là làm hành động / tính chất cho một câu.
Mọi chuyện có vẻ phức tạp nếu bạn mới bắt đầu nhưng tốt nhất là bạn hãy xem các mẫu ngữ pháp sơ cấp và tự mình nghiên cứu, tìm hiểu chúng để rút ra quy luật.
Nối câu trong tiếng Nhật
Phần lớn mọi người đều có thể nói tốt các câu đơn nhưng lại nhầm lẫn khi nói câu phức (gồm nhiều vế câu) vì không biết nối câu.
Thật ra thì nối câu cũng khá đơn giản:
Dạng nối câu của động từ là Vて, Vてから, V(nai)ないで, V(masu), V(nai)ず, V(nai)ずに, Vており
Dạng nối câu của danh từ là Nで, Nであり, Nであって (giống Vて)
Vて, Nで là dạng nối câu thông thường mà chúng ta vẫn dùng. V(masu), Nであり là dạng trang trọng hơn. Vてから là diễn tả "sau khi đã V xong (thì mới làm gì tiếp)".
Nếu một câu gồm có nhiều vế thì công thức chung của nó sẽ như sau:
Nối câu + Nối câu + ... + Nối câu + Kết thúc câu
Kết thúc câu: Các loại động từ: Vdic. (động từ nguyên dạng), Vた (quá khứ), V(ない)ない, V(ない)なかった, Vている, Vていた, Vてください, ... tóm lại là: V (động từ)
Các loại tính từ: V(masu)たい, V(masu)たいです, ANだ, ANです, A, Aです... tóm lại là: A (tính từ)
Các loại danh từ: Nだ, Nである, Nだった, Nであった.
Để các bạn dễ hiều hơn, SAROMA JCLASS sẽ đưa ra các ví dụ sau:
私はベトナム人で、現在日本語を勉強しています。
Tôi là người Việt Nam và hiện tại tôi đang học tiếng Nhật. (NでVている)
朝起きて歯を磨いて顔を洗って学校に行く。
Buổi sáng tôi thức dậy, đánh răng, rửa mặt và đi tới trường. (VてVてVてVdic.)
彼は優秀で真面目な学生だ。
Anh ấy rất xuất sắc và là học sinh nghiêm túc. (ANでNだ)
ドアを閉めずに外へ出てください。
Xin hãy ra ngoài mà không đóng cửa. (V(nai)ずにV)
現在フリランサーをしており御社へ応募したいです。
Hiện tại tôi đang làm việc tự do và muốn ứng tuyển vào quý công ty. (Vており, V)
原料をベトナムに輸入し、加工してから再び輸出する。
Nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam và sau khi gia công xong thì lại xuất đi. (V(masu), VてからV)
Dưới đây là tiếp ngữ pháp Nhật ngữ sơ cấp của JPLANG (Đại học ngoại ngữ Tokyo).
Nguồn: Đại học ngoại ngữ Tokyo - Sơ cấp tiếng Nhật JPLANG
Giới thiệu: www.saromalang.com
Các bạn hãy vào trang web trên để nghe cả âm thanh và bài học nhé.
Xem thêm:
Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp phần 1
Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp phần 2
Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp phần 3
JPLANG 18
N1はN2が~
Cách nói về「N2」, với tư cách là một bộ phận của「N1」. Tức là「N1」là cái toàn thể, bao hàm, trong đó có「N2」, cho nên cũng có thể thay bằng mẫu câu「N1の N2は ~.」
象は 鼻が 長いです。
Voi thì vòi dài
赤ちゃんは かおが 丸いです。
Đứa trẻ có khuôn mặt tròn
ローラさんは 足が ほそいです。
Laura có đôi chân rất thon thả
この 切手は 色が きれいです。
Cái tem này có màu rất đẹp
Tham khảo:
Lesson 9-9「この 町は せまい 道が 多いです。」
Thành phố này có nhiều con đường nhỏ hẹp.
Lesson 14-3「わたしは おんがくが 好きです。」
Tôi yêu âm nhạc.
Lesson 14-4「ジョンさんは ダンスが 上手です。」
John khiêu vũ giỏi.
わたしは Nが ~
Cách nói về cảm giác của một bộ phận nào đó trên cơ thể của mình.. Cũng hay được sử dụng để nói về tình trạng bệnh tật. Dạng thức cũng giống phần 1, tuy nhiên không thể thay bằng mẫu câu「N1の N2は ~.」Cho nên chỉ có thể nói「わたしは 頭が いたいです」 (Tôi bị đau đầu) , không nói 「わたしの 頭は いたいです」.
Ngoài ra khi nói về người thứ 3 thì cuối câu phải thêm「~と 言っています」.
わたしは 頭が いたいです。
Tôi bị mỏi chân tay
わたしは 手足が だるいです。
Tôi cảm thấy [trong lòng] rất dễ chịu
わたしは 気持ちが いいです。
Tôi thấy sảng khoái.
わたしは Nが します
Cách nói về tình trạng bệnh tật.「する」trong trường hợp này là nội động từ.
わたしは 目まいが します。
Tôi bị chóng mặt
わたしは 寒気が します。
Tôi bị cảm lạnh
わたしは Nが Vi(すく、かわく)
Cách nói về trạng thái của cơ thể.
わたしは おなかが すきました。
Tôi đói
わたしは のどが かわきました。
Tôi khát
N1は N2が あります
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa sở hữu. Trong đó「N1」là chủ sở hữu,「N2」là cái gì đó bị sở hữu.
兄は 力が あります。
Anh trai tôi có sức lực/ Anh trai tôi rất khỏe
父は 用事が あります。ひまが ありません。
Bố tôi có việc bận. Không có thời gian rảnh
あの人は お金が あります。
Người ấy có nhiều tiền
N1は N2が Number あります
Cách nói về chiều cao, chiều dài, nhiệt độ v.v...
小林さんは 身長が 1メートル 70センチ あります。
Kobayashi cao 1,70m
小林さんは 体重が 60キロ あります。
Kobayashi nặng 60 kg.
わたしは 熱が 38度 5分 あります。
Tôi bị sốt 38.5℃
N1は N2より~
Cách nói so sánh,「N1」được đưa ra để so sánh với「N2」.
象は 牛より 大きいです。
Voi to hơn bò
ぎゅうにゅうは こうちゃより えいようが あります。
Sữa bò có chất bổ hơn chà đen
東京は おおさかより 人口が 多いです。
Dân số ở Tokyo nhiều hơn ở Osaka
マナさんは わたしより 上手に ギターが ひけます。
Mana có thể chơi ghi-ta giỏi hơn tôi
N1 は N2 と 同じぐらい ~か
→ いいえ、N1は N2ほど + Neg.
Cách so sánh khi muốn hỏi「N1」và「N2」như nhau có phải không và cách trả lời phủ định. 「ほど」được hiểu là “đến mức”, dùng trong câu trả lời phủ định.
A: マナさんは 小林さんと 同じぐらい 背が 高いですか。
Mana và Kobayashi cao bằng nhau à?
B: いいえ、マナさんは 小林さんほど 背が 高くないです。
Không, Mana không cao [đến mức] như Kobayashi.
B: マナさんは 小林さんより 少し 背が 低いです。
Mana thấp hơn Kobayashi một chút.
A: マナさんは 小林さんと 同じぐらい 速く 走れますか。
Mana có chạy nhanh bằng Kobayashi không?
B: いいえ、マナさんは 小林さんほど 速く 走れません。
Không, Mana chạy không nhanh bằng Kobayashi.
B: マナさんは 小林さんより 少し おそいです。
Mana chạy chậm hơn Kobayashi một chút
N1と N2 (と)では どちらが ~か
→ N1の 方が ~
Cách so sánh khi muốn hỏi trong「N1」và「N2」, cái/ phía nào hơn? Và cách trả lời chọn một trong hai, dùng「Nの 方が~.」
A: 東京と 北海道(と)では どちらが 人口が 多いですか。
Tokyo và Hokkaido, nơi nào có dân số nhiều hơn?
B: 東京の 方が だいぶ 人口が 多いです。
Dân sốTokyo nhiều hơn khá nhiều
A: スーパーマーケットと デパート(と)では どちらが 安く 買えますか。
Mua ở siêu thị và cửa hàng cao cấp thì ở đâu rẻ hơn?
B: スーパーマーケットの 方が 安く 買えます。
Có thể mua được rẻ hơn ở siêu thị
N1では N2 が ー番 ~
Cách nói so sánh nhất.「N1」biểu thị một phạm vi, khu vực rộng nhưng có giới hạn, chẳng hạn “Nhật Bản”, “thế giới”...
日本では ふじさんが 一番 高いです。
Ở Nhật Bản, núi Phú sĩ cao nhất
世界では 中国が 一番 人口が 多いです。
Trên thế giới, Trung Quốc đông dân nhất
Vたほうがいいです
Cách nói khi muốn khuyên nhủ người khác nên thực hiện một hành động nào đó, (trong một nhóm hành động khác nhau)
A: わたしは はが いたいです。
Tớ bị đau răng
B: では、すぐ お医者さんの 所へ 行った 方が いいですね。あまい 物は 食べない 方が いいでしょう。
Vậy thì cậu nên đi khám bác sĩ và có lẽ không nên ăn đồ ngọt
A: わたしは 目まいが します。
Tớ bị chóng mặt quá
B: では、すぐに 横に なった 方が いいですね。動かない 方が いいでしょう。
Vậy thì hãy nằm nghỉ đi. Cũng đừng hoạt động gì cả
Nがいります
Cách nói biểu thị ý nghĩa cần có cái gì đó .Động từ「いる/いります」(cần) thuộc nhóm một.「ひつようだ」(cần, tất yếu) là「Aな」. Cả hai trường hợp này đều dùng trợ từ「が」.
外国へ 行く時、パスポートが いります。
Khi đi du lịch nước ngoài thì phải cần hộ chiếu
外国へ 行く時、パスポートが ひつようです。
Khi đi du lịch nước ngoài thì phải cần hộ chiếu
~。それに、…
「それに」là tiếp tục từ được sử dụng khi muốn nhấn mạnh hơn về một điều gì đó có cùng lớp nghĩa, không phân biệt ý nghĩa tích cực hay tiêu cực. Có thể hiểu là “hơn nữa, mà còn...”
わたしは 寒気が します。それに、はき気も します。
Tôi bị cảm lạnh. Hơn nữa lại bị ho
この スープは おいしいです。それに、えいようも あります。
Món súp này ngon. Hơn nữa lại bổ
N1もV(PlainForm)し、N2も……
Cách nói khi muốn liệt kê một số hiện tượng có cùng lớp nghĩa vào trong một câu. Trường hợp này「し」có thể được hiểu là “không những... mà còn”
わたしは 寒気も するし、はき気も します。
Tôi không những bị cảm lạnh mà còn bị ho nữa
この スープは おいしいし、えいようも あります。
Món súp này không những có vị ngon mà còn bổ nữa
この 仕事は らくだし、たのしいです。
Công việc này không những thú vị mà còn nhiều tiền
V(PlainForm)のです(か)
Từ nghi vấn cuối câu「~のですか」thường được sử dụng đối với những hiện tượng mà người hỏi cho là khác thường và rất muốn xác nhận nguyên nhân, lý do của hiện tượng đó. Cho nên thường kết hợp với từ nghi vấn「どうして」hoặc「なぜ」ở đầu câu . Nếu câu trần thuật sử dụng「~のです」ở cuối câu thì biểu thị thái độ, tâm tình của người nói muốn giải thích điều gì đó bị người khác thắc mắc... Trước「~のです」, riêng đối với dạng khẳng định ở thời hiện tại của「N」và「Aな」 sẽ trở thành「Aな/ Nなのです」.
A: どうか したのですか。
Có chuyện gì xảy ra với cậu thế?
B: きっぷが ないのです。
Tớ không tìm thấy vé đâu cả
A: マナさんは どうか したのですか。
Mana sao thế nhỉ?
B: おなかが いたいと 言って ねて います。
Cậu ấy nói bị đau bụng và nằm nghỉ
A: きれいな ようふくを 着て いますね。どこかへ 行くのですか。
Cậu mặc đồ diện thế! Định đi đâu hả?
B: これから パーティーへ 行くのです。
Ừ, tớ đang định đi dự party
A: あまり おかしを 食べませんね。きらいなのですか。
Cậu không ăn bánh mấy nhỉ, không thích à?
B: いいえ、きらいなのでは ありません。はが いたいのです。
Không, không phải vậy, mà tớ bị đau răng
A: マナさんは 元気が ありませんね。病気なのですか。
Mana có vẻ không khỏe nhỉ, cậu bị ốm à?
B: いいえ、病気なのでは ありません。テストが できなかったのです。
Không phải bị ốm, tại tớ không làm được bài kiểm tra
一日に 五回
Cách nói về tần số của một hành động nào đó được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Cũng có thể thay cho「回」bằng「度」
一しゅうかんに 二回か 三回 かぞくに てがみを 書きます。
Một tuần tôi viết thư cho gia đình khoảng hai, ba lần
四年に 一度 オリンピックが あります。
Cứ bốn năm lại có một lần Olympic
JPLANG 19
N1は N2が あります
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa sở hữu. Dạng thức cũng giống phần 4 bài 18. Tuy nhiên ở đây 「N2」là người trong gia đình, bạn bè... Vì người thân nên có thể dùng「ある」. Đương nhiên có thể thay「ある」bằng「いる」.
わたしは 兄が 二人 あります。
Tôi có hai anh trai
よしださんは おくさんが あります。
Anh Yoshida đã có vợ
Vたことがあります
Mẫu câu nói về kinh nghiệm nào đó đã từng trải qua trong quá khứ.
兄は 一度 手術を した ことが あります。
Anh trai tôi đã từng một lần phải phẫu thuật
さしみを 食べた ことが ありますか。
Cậu đã bao giờ ăn món cá sống chưa?
先生は まだ 一度しか わたしを ほめた ことが ありません。
Thầy mới khen tớ có mỗi một lần
何度も
一度も + Neg.
Cách nói về số lần hành động nào đó xảy ra nhiều. Cũng có thể thay bằng「何回も」. Và đối lập với nó là「一度もV ません」(chưa lần nào)
弟は 何度も 重い 病気を した ことが あります。
Em trai tôi đã từng nhiều lần bị ốm nặng
母は まだ 一度も 弟を しかった ことが ありません。
Mẹ tôi chưa lần nào mắng em trai tôi
Vdic.ことがあります
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa trong hiện tại và trong tương lai, vào một thời điểm nào đó, thực hiện (hoặc xảy ra) một hành động nào đó. Thường được sử dụng cùng với những phó từ biểu thị tần số như「ときどき」(thỉnh thoảng)「たまに」(đôi khi).
わたしは ときどき かぜを ひく ことが あります。
Thỉnh thoảng tôi bị cảm cúm
弟は 朝ねぼうを する ことが あります。
Em trai tôi cũng có khi ngủ dậy muộn
マナさんは このごろ 学校へ 来ない ことが あります。
Dạo này Mana cũng có khi không đến trường
タンさんは ときどき 朝ご飯を 食べない ことが あります。
Thỉnh thoảng Tran không ăn sáng
V/A(い)/A(な)/N(PlainForm・Non-past)と、Vます/ません
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa vì có một điều kiện nào đó (phần trước ~と), nên dẫn đến một kết quả, sự việc mang tính tự nhiên, tất yếu
日が 出ると、あつく なります。
Khi mặt trời lên, thì nóng
お金が ないと、こまります。
Không có tiền thì thật là gay
この 道を まっすぐ 行くと、信号が あります。
Đi thẳng theo con đương này sẽ thấy đèn tín hiệu
天気が いいと、この へんから、ふじさんが よく 見えます。
Nếu trời đẹp, từ đây có thể nhìn thấy rất rõ núi Phú sĩ
えが 下手だと、画家には なれません。
Nếu vẽ tranh tồi thì sẽ không thể trở thành họa sĩ được
独身だと、自由に お金が 使えます。
Khi sống một mình [độc thân] thì có thể sử dụng tiền một cách tự do
V1(ます)ながら、V2
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa hai động tác cùng được tiến hành một lúc bởi một người nào đó. Tuy nhiên trọng điểm rơi vào「V2」.
弟は いつも おんがくを 聞きながら、べんきょうします。
Em trai tôi luôn luôn vừa hoặc vừa nghe nhạc
食事を しながら、テレビを 見ては いけません。
Không được vừa xem ti vi vừa ăn cơm
QWが~か
QWが ~か → Nが ~
Trường hợp đối với câu hỏi có dạng「Từ nghi vấn + が」thì ở câu trả lời cũng phải sử dụng trợ từ「が」. Mẫu câu này nhấn mạnh đến chủ đề nên không dùng trợ từ「は」, mà phải dùng trợ từ「が」 .
A: 本が 二さつ あります。どちらが あなたの 本ですか。
Sách có 2 quyển. Quyển nào của cậu?
B: こちらが わたしの 本です。
Đây là sách của tớ
A: どんな 家が いいですか。
Cậu thích căn nhà như thế nào?
B: 広くて、明るい 家が いいです。
Tớ thích căn nhà rộng và thoáng
どうして ~か
→ [V/Aい/Aな/N] (Plain Form) からです
Cách hỏi và cách trả lời ngắn, chỉ cần nói phần nguyên nhân, lý do.
A: どうして 学校を 休んだのですか。
Tại sao cậu nghỉ học?
B: →かぜを ひいたからです。
Vì bị cảm gió
A: あなたは どうして 肉を 食べないのですか。
Tại sao cậu không ăn thịt?
B: →きらいだからです。
Vì không thích
V(PlainForm)のはNです
Cấu trúc lấy「~」của phần thuyết「Nは~」lên làm chủ đề, tạo thành「~のは」ở đầu câu.
* Riêng dạng khẳng định ở thời hiện tại của「Aな」và「N」, thay「だ」bằng「な」. (好きなのは, 休みなのは~).
Chủ ngữ đứng trước のは được biểu thị bằng trợ từ が như ví dụ sau đây
兄は しぶやで 本を 買いました。
Anh trai tôi mua sách ở Shibuya
兄が しぶやで 買ったのは 本です。
What my older brother bought in Shibuya is a book.
兄は きのう 本を 買いました。
Hôm qua anh trai tôi mua sách
→きのう 本を 買ったのは 兄です。わたしでは ありません。
Người hôm qua mua sách là anh trai tôi, chứ không phải là tôi
文法は むずかしいです。
Ngữ pháp khó
→むずかしいのは 文法です。発音では ありません。
Cái khó là ngữ pháp, chứ không phải là phát âm
兄は テニスが 好きです。
Anh trai tôi thích tennit
→テニスが 好きなのは 兄です。弟では ありません。
Người thích tennit là anh trai tôi chứ không phải em trai tôi
→兄が 好きなのは テニスです。ピンポンでは ありません。
Môn thể thao mà anh trai tôi thích là tennit, chứ không phải bóng bàn
日よう日は 休みです。
Chủ nhật nghỉ
→休みなのは 日よう日です。土よう日では ありません。
Ngày nghỉ là chủ nhật, chứ không phải thứ bẩy
~のはどうして/なぜですか
Ở phần 7 chúng ta đã đề cập đến cấu trúc「どうして/なぜ ~か」 (Tại sao ~ ?). Phần này, chúng ta đưa「~」lên phía trên, tạo thành cấu trúc「~のは どうして/なぜですか」. Đối với câu hỏi này, dùng dạng trả lời「~のは…からです」. Từ nghi vấn có thể dùng 「どうして」hoặc「なぜ」, tuy nhiên 「どうして」nhẹ nhàng và lịch sự hơn. Nói về nguyên nhân, lý do dẫn đến một sự việc nào đó, nếu người nói muốn đính chính lại ý kiến chủ quan của đối tượng giao tiếp thì dùng 「…からでは ありません」(...chứ không phải là vì...).
A: どうして 学校を 休んだのですか。
Tại sao cậu nghỉ học?
A: →学校を 休んだのは どうしてですか。
Cậu nghỉ học là lý do làm sao?
B: 学校を 休んだのは かぜを ひいたからです。学校へ 来たくなかったからでは ありません。
Tớ nghỉ học là bị cảm cúm chứ không phải vì không muốn đến trường
A: なぜ 京都へ 行きたいのですか。
Tại sao cậu muốn đi Kyoto?
A: →京都へ 行きたいのは なぜですか。
Tại sao cậu muốn đi Kyoto?
B: 京都へ 行きたいのは 古い お寺が 多いからです。
Tớ muốn đi Kyoto vì ở đó có nhiều ngôi chùa cổ
A: なぜ やきゅうが 好きなのですか。
Tại sao cậu thích môn bóng chày?
A: →やきゅうが 好きなのは なぜですか。
Tại sao cậu thích môn bóng chày?
B: やきゅうが 好きなのは おもしろい スポーツだからです。
Tớ thích bóng chày vì đó là môn thể thao rất thú vị
(いっしょに)Vませんか
Cách nói sử dụng dạng phủ định nghi vấn khi muốn rủ, mời ai đó. Khi đồng ý với lời rủ, mời đó thì trả lời「いいですね。~ましょう... 」
(いっしょに) 食事を しませんか。
Chúng mình đi ăn cùng nhau có được không?
(いっしょに) 映画を 見に 行きませんか。
Cậu có muốn đi xem phim cùng với tớ không?
A: (いっしょに) 行きませんか。
Cậu có muốn đi cùng với tớ không?
B: いいですね。行きましょう。
Hay quá nhỉ, chúng mình cùng đi đi
JPLANG 20
Vdic.つもりです
「つもり」biểu thị ý nghĩa dự định trong tương lai. Tuy nhiên dự định đó không phải được quyết định khi đó, mà đã được suy nghĩ từ trước .「V dic. つもりです」khẳng định ý chí dự định sẽ làm gì đó, còn「Vないつもりです」mang nghĩa ngược lại.
わたしは放送局で働くつもりです。
Tôi dự định sẽ làm việc ở đài truyền thanh, truyền hình
わたしは大学院には進まないつもりです。
Tôi không có dự định học lên sau đại học
Vう/ようと思っています
[Vう/Vよう] とは 思って いません
Động từ dạng「おうの形」, biểu thị ý chí của người nói「Vう/ようと思っています」biểu thị ý chí, mong muốn, dự định nào đó đã có từ trước đó và vẫn đang tiếp diễn. Còn 「Vう/ようと思います」thì biểu thị ý chí trong thời điểm đó, ở chỗ đó. Lưu ý chỉ có những động từ mang nghĩa ý chí thì mới sử dụng được ở dạng ý chí. Còn những động từ khác như「ある」(có)「おちる」(rơi, rụng)「生まれる」(được sinh ra),「できる」(được hoàn thiện) thì không sử dụng được dạng này.
あした母にこくさい電話をかけようと思っています。
Tôi đang định mai sẽ sử dụng điện thoại quốc tế để gọi cho mẹ tôi
わたしは通訳になろうとは思っていません。
Tôi không định sẽ trở thành phiên dịch
V1 dic.ために、V2
「ために」trong trường hợp này biểu thị mục đích. Vế sau có rất nhiều cách nói khác nhau như: 「~てください」,「~なさい」,「~ています」,「~たほうがいいです」,「~なければなりません」v.v...
統計の資料を作るために、買いました。
Tôi mua [cái đó] để làm tư liệu thống kê
サングラスは、目をまもるために、使います。
Chúng ta sử dụng kính dâm để bảo vệ mắt
VNするために、V
Cấu trúc 「VNするために」có thể thay thế bằng「VNのために」.
英語をべんきょうするために、このじしょを買いました。
Tôi mua cuốn từ điển này để học tiếng Anh
英語のべんきょうのために、このじしょを買いました。
Tôi mua cuốn từ điển này để học tiếng Anh
Nの ために、V
Cách nói tiến hành một hành động nào đó sau khi đã suy nghĩ đến lợi ích của「N」(con người hoặc cái gì đó)
何のために、コンピュータを買いましたか。
Cậu mua máy vi tính để làm gì?
病気の友だちのために、買い物に行きます。
Tôi đi mua đồ cho bạn tôi đang bị ốm
V1ないで、V2
Khác với cấu trúc「V1て V2」ở phần 6,「V1ないで、V2」và「V1ないずに、V2」biểu thị ý nghĩa không thưc hiện「V1」mà chỉ thực hiện「V2」, hay thay việc thực hiện「V1」 bằng việc thực hiện「V2」.「ずに」xuất phát từ dạng「Vない」được bỏ「ない」thay bằng 「ずに」Tuy nhiên động từ có đuôi「する」sẽ chuyển thành 「せずに」 ( いかない → いかない + ずに → いかずに)
いかない → いか(ない) + ずに → いかずに
わたしは、へやの中をかたづけないで、ねました。
Tôi không thu dọn phòng mà cứ thế đi ngủ
祖父は、めがねをかけないで、テレビを見ています。
Ông tôi xem ti vi mà không cần đeo kính
あの人は、かさをささずに歩いています。
Người kia đi bộ mà không cần cầm ô
ゆうべ、アリさんは、ねずに、べんきょうしました。
Đêm qua, Ali không ngủ, mà thức để học
N1の ような N2
Nの ように [V/Aい/Aな]
よう」là cách so sánh, ví von khi muốn đề cập đến「N2」, dựa trên「N1」là danh từ cụ thể được đưa ra trước đó.
Nếu sau「よう」là danh từ, sẽ thành「ようなN」. Nếu sau「よう」là động từ, tính từ...sẽ thành「ように V/Aい/Aな」
京都のような町に住んでみたいです。
Tôi muốn sống ở khu phố giống như Kyoto
わたしは、マナさんのようにがんばります。
Tôi sẽ cố gắng giống như Mana
この町は、しんじゅくのように車が多いです。
Khu phố này cũng nhiều ô tô giống như Shinjuku
~中
Là tiếp từ biểu thị ý nghĩa một hành động nào đó đang trong trạng thái được tiến hành
Nhìn một cách toàn diện,「~中」được sử dụng như một danh từ.「~」thường là các danh động từ như「りょこう」(du lịch),「運転」(lái xe)...
今、父はりょこう中です。
Hiện nay bố tôi đang đi du lịch
使用中のコンピュータにさわらないでください。
Đừng chạm vào máy tính đang hoạt động
運転中におさけを飲んではいけません。
Không được uống rượu trong khi đang lái xe
A(い)-くありませんか→ええ、Aいです
Như chúng ta đã biết, có hai cách nói về dạng phủ định của「Aい 」
暑くないです(It is not hot.)(Lesson 2) = 暑くありません(It is not hot.)
寒くなかったです(It was not cold.)(Lesson 5) = 寒くありませんでした(It was not cold.)
Mẫu câu trên sử dụng cách hỏi phủ định nghi vấn, để thăm dò suy nghĩ, quan điểm của người khác một cách tế nhị, nhẹ nhàng. Thực ra vế câu hỏi「Aい - くありませんか」 không mang nghĩa phủ định nên trường hợp đồng tình với người hỏi thì trả lời「はい/ええ、Aい-です」, còn không đông tình thì trả lời「いいえ、Aい-くありません」(だいじょうぶです)
「Aい - くありませんか」là cách hỏi lịch sự, hơi giống với「Aい-でしょう↗.」Cách hỏi lịch sự này còn dùng được với cả 「Aな」và 「N」
The other negative form, A(い)-くないですか, can be used in the same way. Na-adjectives and nouns are also used in the same way.
A: 暑くありませんか。
Nóng đấy chứ nhỉ?
A: →ええ、暑いです。
Ừ, nóng nhỉ
B: →いいえ、暑くありません。大丈夫です。
Không, không nóng, tôi không vấn đề gì cả
JPLANG 21
Vば~
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa điều kiện.「V」và「Aい」sử dụng「~ば」, còn 「N」và「Aな」sử dụng「~なら」. Trường hợp「~なら」cũng có thể thay bằng「~ならば」
ゆっくり話せば、わかります。
Nếu cậu nói chậm thì tớ hiểu
高ければ、買いません。
Nếu đắt thì tôi không mua
その道が安全なら(ば)、通ります。
Nếu con đường đó an toàn thì tôi sẽ qua
いい条件なら(ば)、その会社につとめます。
Nếu điệu kiện làm việc tốt thì tôi sẽ vào công ty đó
ゆっくり話さなければ、わかりません。
Nếu cậu không nói chậm thì tôi sẽ không hiểu
高くなければ、かいます。
Nếu không đắt thì tôi sẽ mua
その道が安全でなければ、通りません。
Nếu con đường đó không an toàn thì tôi sẽ không đi qua
いい条件でなければ、その会社につとめません。
Nếu điều kiện làm việc không tốt thì tôi sẽ không làm việc ở công ty đó
Vても~
Cách nói biểu hiện điều gì đó xảy ra trái với quy luật「nếu A thì B」- tức là những điều không theo quy luật tự nhiên, không bình thường.「ても」có nghĩa là “mặc dù...nhưng mà...”Ngoài ra cũng hay được sử dụng trong câu trả lời phủ định đối với câu hỏi có cấu trúc「~ば、・・・」(Nếu ....thì...không?) hoặc cấu trúc「~と」và「~たら.」
A: べんきょうすれば、せいせきが上がりますか。
Nếu học thì kết quả sẽ tốt có phải không?
B: いいえ、べんきょうしても、せいせきが上がらないでしょう。
Không, dù có học thì có lẽ kết quả cũng không khả dĩ gì
いそがしくても、かぞくにてがみを書きます。
Dù có bận nhưng tôi vẫn viết thư cho gia đình
この仕事は、らくでも、やりたくありません。
Dù cho công việc này rất nhàn hạ nhưng tôi vẫn không muốn làm
いい天気でも、さんぽに行きません。
Dù trời có đẹp thì tôi cũng không đi dạo
べんきょうしなくても、せいせきが上がるでしょう。
Dù không học nhưng có lẽ kết quả vẫn tốt
いそがしくなくても、かぞくにてがみを書きません。
Dù không bận rộn nhưng tôi vẫn không viết thư cho gia đình
この仕事は、らくでなくても、やりたいです。
Dù công việc này không nhàn hạ nhưng tôi vẫn muốn làm
いい天気でなくても、さんぽに行きます。
Dù trời không đẹp nhưng tôi vẫn đi dạo
Vdic.なら、~
Cách nói mà trước hết đón nhận thông tin, ý kiến của người khác, sau đó đưa ra cho họ ý kiến, lời khuyên của mình.「~」thường là「~ましょう」,「~てください」,「~がいいですよ」.
「Vdic./ Vない なら、」cũng có thể được thay thế bằng 「それなら」(nếu vậy thì)
A: 北海道へ行きたいとおもっています。
Tớ muốn đi Hokkaido
B: →北海道へ行くなら、ひこうきが便利ですよ。
Nếu đi Hokkaido thì đi máy bay là tiện đấy
A: 夏休みには国へ帰らないつもりです。
Nghỉ hè tớ không định về nước
B: →国へ帰らないなら、わたしの家へあそびに来てください。
Nếu không về nước thì đến nhà tớ chơi đi
B: →それなら、わたしの家へあそびに来てください。
Nếu vậy thì đến nhà tớ chơi đi
V1たら、V2
Trường hợp một điều kiện nào đó xảy ra thì sẽ kéo theo một hành động được thực hiện một cách khá chắc chắn trong tương lai, thì không dùng「~ば」, mà dùng「たら」. Tức là nếu「V1」xảy ra thì [có lẽ chắc chắn] sẽ thực hiện「V2」.
4時になったら、わたしの所へ来てください。
Hãy đến chỗ tôi vào lúc 4 giờ
料理ができたら、すぐ食べましょう。
Nếu món ăn làm xong thì ăn luôn nhé
V(PlainForm)かもしれません
Cấu trúc này được sử dụng trong trường hợp nói về một điều gì đó mà mình không dám khẳng định hay phủ định một cách chắc chắn.
Lưu ý riêng dạng khẳng định ở thời hiện tại của「Aな」và「N」thì không cần「だ」hoặc「な」, có nghĩa là kết hợp trực tiếp với「かもしれません」. ( × げんきなかもしれません。 × せんせいだかもしれません。)
×げんきなかもしれません。×せんせいだかもしれません。
あしたは台風が来るかもしれません。
Chưa biết chừng ngày mai bão đến
来年は物価が下がらないかもしれません。
Cũng có thể sang năm giá cả sẽ không giảm xuống
この答えは正しいかもしれません。
Cũng có thể câu trả lời này chính xác
このじしょの説明は不十分かもしれません。
Có lẽ phần giải thích của cuốn từ điển này chưa đầy đủ
あの人は独身ではないかもしれません。
Cũng có thể người đó không phải là độc thân
V(PlainForm)のは危険です
Cách nói khi muốn lấy nội dung được biểu thị trong「V」làm chủ đề. Dạng ngắn của「V」 kết hợp với「の」tạo thành danh từ hóa. Cấu trúc này thường có vế sau là những từ biểu thị ý nghĩa phán đoán, bình luận, đánh giá, như「たいへん」(vất vả, khổ sở),「きけん」(nguy hiểm),「ざんねん」(đáng tiếc),「たのしい」(vui vẻ) v.v...
毎日じゅぎょうの予習をするのは大変です。
Việc ngày nào cũng phải chuẩn bị bài thì thật là vất vả
りょこうに行けないのはざんねんです。
Việc cậu không thể đi du lịch được thì thật là đáng tiếc
Vたら/ばいいでしょうか
A: いすが足りません。どうしたらいいでしょうか。
Ừ nhỉ. Vậy thì có lẽ phải mượn ở văn phòng
B: そうですね。じむ室から借りたらいいでしょう。
Hãy cho tôi biết, tôi có thể thảo luận với ai thì tốt ạ?
どなたに相談すればいいですか。
Nên bàn bạc với ai?
JPLANG 22
give↓やる →あげる ↑さしあげる
Mẫu câu nói về việc cho - nhận.(やりもらい).
Khi ai cho ai đó, hoặc mình cho ai đó cái gì đó thì dùng「あげる」. Tuy nhiên với người lớn tuổi nên dùng「さしあげる」. Còn đối với trẻ con, người ít tuổi hơn mình, hay động vật...thì có thể dùng「やる」. Khi mình hoặc ai đó nhận được của người khác thì dùng「もらう」.
Tuy nhiên nhận được từ người lớn tuổi nên nói「いただく」.
Khi ai đó cho mình hoặc người thân của mình thì dùng「くれる」. Và đối với người lớn tuổi nên dùng「くださる」. Lưu ý dạng「ます」của 「くださる」là 「くださいます」.
わたしは先生に絵はがきをさしあげました。
Tôi tặng thầy tấm bưu thiếp
わたしは弟にTシャツをやりました。
Tôi cho em trai tôi cái áo phông
先生はわたしに本をくださいました。
Thầy giáo cho tôi sách
わたしは先生に本をいただきました。
Tôi nhận được sách từ thầy giáo
わたしは先生から本をいただきました。
Tôi được thầy giáo cho sách.
Vてやる
Vてあげる
Vてさしあげる
Phần 1, chúng ta đã đề cập đến mẫu câu cho – nhận cái gì đó (N), phần này đề cập đến việc cho- nhận hành động gì đó.「V」được chia ở dạng「Vて」và kết hợp với động từ cho – nhận (やりもらい) ở phía sau. Về mặt ngữ nghĩa hoàn toàn giống với phần 1.
わたしは友だちに国の料理を作ってあげました。
Tôi làm cho bạn món ăn của nước tôi
わたしは妹をほめてやりました。
Tôi khen em gái tôi
友だちはわたしに写真を見せてくれました。
Bạn tôi cho tôi xem ảnh
先生はわたしに本をかしてくださいました。
Thầy giáo cho tôi mướn sách
わたしは友だちに写真を見せてもらいました。
Tôi nhận được việc bạn tôi cho xem ảnh/ Bạn tôi cho tôi xem ảnh
わたしは先生に本をかしていただきました。
Tôi được thầy giáo cho sách.
Vていただけませんか
Cách nói và trả lời lịch sự khi muốn nhờ vả ai đó làm một việc gì.「おVますします」là cách nói khiêm nhường về hành động của mình khi mình làm một việc gì đó cho người khác.
A: その記念切手を見せていただけませんか。
Làm ơn cho tôi xem cái tem kỉ niệm đó được không?
B: はい、お見せしましょう。
Vâng, đây ạ
Vておきます
Cấu trúc「Vておく」biểu thị ý nghĩa để hướng tới một mục đích nào đó, thì trước đó tiến hành một hành động gì đó. Hoặc được sử dụng trong trường hợp để nguyên trạng thái của một hành động nào đó đã được tiến hành trước đó. Còn 「Vないでおく」thì biểu thị ý nghĩa lẽ ra thông thường thì có lẽ hành động đó đã được thực hiện nhưng vì một lý do, mục đích nào đó cho nên không hoặc chưa thực hiện.
友だちが来るから,へやに花をかざっておきました。
Vì bạn sẽ đến chơi cho nên tôi phải cắm hoa trong phòng
旅行のために、新しいかばんを買っておきました。
Tôi mua một chiếc túi mới để chuẩn bị cho chuyến du lịch
今晩パーティーがあるから、昼ご飯はあまり食べないでおきましょう。
Tối nay có tiệc, nên bữa trưa chúng ta đừng ăn nhiều
NがVtてあります
Cách nói về kết quả của một hành động trước đó (do ai đó thực hiện) vẫn còn kéo dài trạng thái tới tận thời điểm phát ngôn.「Vt」là động từ ý chí như「書く」(viết),「消す」(xóa, tẩy), 「開ける」(mở),「用意する」(chuẩn bị trước). Lưu ý phải dùng trợ từ「が」(字を書
NがViています
Cấu trúc 「Viている」cũng biểu thị kết quả của một hành động trước đó (do ai đó thực hiện) vẫn còn kéo dài trạng thái tới tận thời điểm phát ngôn. Đây là dạng câu biểu thị trạng thái kết quả. Tuy nhiên đối lập với phần 5, trường hợp này là những động từ vô ý chí (Vi) như「消える」(tắt)「あく」(mở)「できる」(xong, hoàn thiện)v.v...
戸が開いています。
Cửa mở
V1dic.ように、V2
Cấu trúc biểu thị ý nghĩa tiến hành「V2」để hướng tới mục đích thực hiện「V1」.「V1dic.」 thường là động từ động từ vô ý chí hoặc động từ ở dạng khả năng. Còn「V1ない」thì không phân biệt dạng động từ nào.
じゅぎょうに間に合うように、教室まで走って行きました。
Tôi phải chạy đến lớp học để cho kịp giờ vào lớp
帰ってすぐねられるように、へやにふとんをしいておきました。
Để có thể ngủ ngay sau khi về, tôi trải sẵn chăn đệm [trước khi ra ngoài]
シャツがかわくように、火のそばへ持って行きました。
Tôi đem áo sơ mi đến cạnh chỗ có lửa để hơ cho chóng khô
会議におくれないように、早く家を出ましょう。
Để không trễ giờ họp, chúng ta hãy đi sớm đi
JPLANG 23
丸い形をしています
Cách nói biểu thị hình dáng, trạng thái của người và vật.
もみじの葉は赤い色をしています。
Cây lá đỏ "Momiji" có lá màu đỏ.
このお皿は丸い形をしています。
Cái đĩa này hình tròn
マリアさんは青い顔をしています。
Trông mặt của Maria xanh tái
A(い)/A(な)-そうです
Cách nói về ấn tượng của mình khi quan sát vẻ ngoài của người hoặc vật và nói lên trạng thái đó. Được hiểu “trông như là”, “trông có vẻ...”
「~そう」 biến đổi giống「Aな」, có nghĩa là nếu sau nó là「V」thì thành「~そうにV」, còn sau nó là N thì thành「~そうなN」
あの荷物は重そうです。
Gói hành lý đó trông có vẻ nặng
あの人は、はずかしそうな顔をしています。
Người kia có vẻ mặt như đang xấu hổ
あの人は、さびしそうに一人ですわっています。
Người kia ngồi một mình trông có vẻ đang buồn
あの子どもだちは、けんこうそうです。
Trông những đứa trẻ kia có vẻ khỏe mạnh
弟は、いやそうな顔をしています。
Em trai tôi tỏ vẻ không hài lòng
母は心配そうに医者の話を聞いています。
Mẹ tôi nghe bác sĩ nói với vẻ lo lắng
V(ます)そうです
Biểu thị trạng thái một sự việc nào đó có vẻ sắp xảy ra. Chia động từ ở dạng「Vます」, bỏ 「ます」thay bằng「そう」.
上着のボタンが取れそうです。
Trông cái khuy áo khoác có vẻ sắp rơi
切れそうなひもはすててください。
Hãy vứt cái dây có vẻ sắp đứt đi
木がたおれそうになりました。
Cây có vẻ trở nên sắp đổ
(まるで)Nのようです
Cách nói biểu thị sự so sánh trạng thái, tính chất của một cái gì đó rất giống với「N」. Và thường được sử dụng với trường hợp「N」có một ấn tượng nào đó chung cho mọi người.Chẳng hạn 氷 ≒ 「冷たい」→ 「あなたの手は冷たいです。氷のようです」(Tay cậu lạnh như đá vậy).
氷 ≒ 冷たい → あなたの手は冷たいです。氷のようです。
Nếu thêm「まるで」thì càng nhấn mạnh đến mức độ so sánh đó.「~よう」biến đổi giống như「Aな」
このパンはまるで石のように固いです。
Cái bánh mì này rắn như là đá
このパンはまるで石のようです。
Cái bánh mì này hệt như đá
これはまるで石のようなパンです。
Đây là cái bánh mì hệt như là đá vậy
Vのが見えます/聞こえます
Vのを [見ます / 聞きます]
Mẫu câu này là một dạng biểu hiện sử dụng trợ từ「の」để làm danh từ hóa động từ. Tiếp theo phần「Vのを」cũng sử dụng được những động từ như「待つ」(đợi),「てつだう」 (giúp đỡ,「やめる」(dừng lại).v.v...Lưu ý trường hợp này「こと」không dùng thay được cho「の」
星が光っているのが見えます。
Tôi có thể nhìn thấy ngôi sao lấp lánh
子どもたちがさわいでいるのが聞こえました。
Tôi nghe thấy tiếng ồn ào của đám trẻ
学生たちは、手紙が来るのを待っています。
Các sinh viên chờ đợi thư đến
Vdic.のに使います/かかります/必要です
Cách nói biểu thị ý nghĩa cần thiết phải tiêu tốn thời gian, tiền bạc để tiến hành một việc nào đó hoặc dùng cái gì đó để sử dụng nhằm mục đích nào đó.Trợ từ「に」trong trường hợp này biểu thị mục đích.
このテープは録音するのに使います。
Chúng ta sử dụng cái băng này để ghi âm
このテープは録音に使います。
Chúng ta sử dụng cái băng này để ghi âm
予習するのに一時間かかりました。
Tốn mất một giờ để chuẩn bị bài
大学に入るのに高校の卒業証明書が必要です。
Để vào đại học cần phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp PTTH
N1でN2を作ります
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa「N1」là nguyên liệu để làm ra 「N2」 mà sau đó quan sát sản phẩm (N2) vẫn có thể thấy được dáng dấp cũ của 「N1」. Trường hợp này dùng trợ từ「で」. Còn sau khi “chế biến” nguyên liệu đó đã bị biến đổi thành một dạng khác, không còn nhận ra dáng dấp ban đầu nữa thì dùng trờ từ「から」.
鉄で刀を作ります。
Dùng sắt để sản xuất dao
牛乳からバターを作ります。
Bơ được làm từ sữa bò
Vた N
Noun Modify
Tham khảo phần 5 bài 10:「わたしはひこうじょうへ友だちを迎えに行きます」Chúng ta đã đề cập đến mẫu câu「VているN」biểu thị trạng thái. Ngoài mẫu này ra, trong trường hợp này「VたN」cũng có chức năng tương tự.
制服を着たけいさつかん
Người cảnh sát mặc đồng phục
黒いかばんを持った人
Người cầm chiếc cặp màu đen
以上/以下/以前/以後/以内
Biểu thị ý nghĩa bao gồm một số lượng nào đó.「以上」(trên)「以下」(dưới) 「以前」 (trước) 「以後」(sau)「以内」(trong)...
百万円以上
Trên 1,000,000
六十点以下
Dưới 60 điểm
十日以前
Trước ngày mùng 10
七月一日以後
Từ ngày mùng 1 tháng 7 trở đi
六百字以内
Trong 600 chữ
JPLANG 24
YはXにV(ない)(ら)れます
Đây là cấu trúc cơ bản của thể bị động. Đối lập với cấu trúc「XはYをVます」. Trường hợp này vì thay đổi lập trường, quan điểm hoặc vì mục đích nào đó, Y trở thành chủ ngữ, thuộc phía bị động, còn X là chủ thể của động tác.
マナさん(Y)は先生(X)にしかられました。
Mana was scolded by his teacher.
←先生(X)はマナさん(Y)をしかりました。
The teacher scolded Mana.
わたしは先生にほめられました。
Tôi được thầy khen
あの先生は学生たちにそんけいされています。
Thầy giáo đó được các sinh viên kính trọng
YはXにNをV(ない)(ら)れます①
Đối lập với cấu trúc「Xは Yに Nを Vます」. Trường hợp này vì thay đổi lập trường, quan điểm hoặc vì mục đích nào đó, Y trở thành chủ ngữ, thuộc phía bị động, còn X là chủ thể của động tác.「Nを」là bổ ngữ trực tiếp và không thay đổi vị trí.
小林さんはジョンさんに仕事を たのまれました。
Kobayashi bị John nhờ làm giúp công việc.
←ジョンさんは小林さんに仕事を たのみました。
John nhờ Kobayashi làm giúp công việc
アリさんはけいさつかんに住所を 聞かれました。
Ali bị cảnh sát hỏi địa chỉ cư trú
YはXにNをV(ない)(ら)れます②
Đối lập với cấu trúc「XはYのNをVます」, Cấu trúc bị động này biểu thị ý nghĩa một bộ phận nào đó của Y chịu tác động của X. Khi đó Y vẫn là chủ ngữ bị động, X vẫn là chủ thể hành động và「N」(bộ phận của Y) là bổ ngữ trực tiếp đón nhận tác động của X.
弟は兄に顔を なぐられました。
Em trai tôi bị anh trai tôi đánh vào mặt
←兄は弟の顔を なぐりました。
Anh trai tôi đánh vào mặt em trai tôi
母はどろぼうに財布を ぬすまれました。
Mẹ tôi bị kẻ trộm móc mất ví
YはXにVi(ない)(ら)れます
Khi chuyển câu sử dụng nội động từ, có cấu trúc 「XがViます」sang câu bị động, thì Y là chủ thể nhận sự phiền toái do X gây ra. Nội động từ thường được sử dụng trong trường hợp này như「降る」(mưa),「入院する」(nhập viện),「死ぬ」(chết),「泣く」(khóc) v.v...
わたしたちは雨に ふられました。 ← 雨がふりました。
We were caught in the rain.← Trời mưa
わたしは父に 死なれました。
Tôi bị mất bố [bố chết].
NはXにV(ない)(ら)れています
Câu bị động có chủ ngữ là vật hoặc một cái gì đó. Mẫu câu này thường biểu hiện cái gì đó có tính chung, phổ biến, cho nên「Xに」thường được hiểu là số lượng người nhiều, không xác định chính xác là bao nhiêu. Và cuối câu có dạng「Vている」.
この歌は若い人たちに 愛されています。
Bài hát này được giới trẻ yêu thích
この新聞は地方の人たちに 読まれています。
Tờ báo này được những người tỉnh lẻ đọc
NはV(ない)(ら)れます
Là dạng thức tỉnh lược 「X (人) に」trong phần 5, sử dụng khi không cần thiết đề cập đến
会議で予定が 発表されました。
Kế hoạch được đưa ra ở hội nghị
←会議で予定を 発表しました。
[Họ] đưa ra kế hoạch tại hội nghị
東京でオリンピックが 開かれました。
Olympic được tổ chức ở Tokyo
Vてしまいます
Mẫu câu này mang hai nét nghĩa. Một là biểu thị một hành động nào đó đã hoàn thành tuyệt đối. Hai là biểu thị sự nuối tiếc, băn khoăn vì đã trót làm một việc gì đó mà mình không muốn. Ở nghĩa thứ hai thường sử dụng động từ vô ý chí như 「忘れる」 (quên), 「まよう」(lạc, chưa định hướng được),「こわれる」(đổ vỡ),「ぬすまれる」(bị lấy cắp) v.v...
論文を全部書いてしまいました。
Tôi đã viết xong luận văn
あしたこの本を読んでしまうつもりです。
Tôi dự định ngày mai sẽ đọc hết cuốn sách này
忘れ物をしてしまいました。
Tôi [sơ ý] để quên đồ mất rồi
道にまよってしまいました。
Tôi đã bị lạc đường [mất rồi]
~。そのまま、…
[Vた/Nの]まま、…
Khi gắn thêm「まま」vào sau động từ「Vたまま」hoặc danh từ「Nのまま」thì biểu thị ý nghĩa để nguyên một trạng thái nào đó hoặc một trạng thái nào đó không thay đổi theo mong muốn. Khi vế trước đã được đề cập thì vế sau có thể nói tắt「そのまま」 (như vậy...)
その電車は止まりました。そのまま、動きません。
Xe điện bị dừng lại, và cứ thế, không chạy nữa
その電車は止まったまま、動きません。
Xe điện bị dừng lại, và cứ thế, không chạy nữa
電気をつけたまま、ねました。
I went to bed, leaving the light on.
くつのまま、へやに入らないでください。
Please don't enter the room with your shoes on.
皮のま、りんごを食べましょう。
Hãy ăn táo để nguyên vỏ nhé
NでVました
Trợ từ「で」trong trường hợp này biểu thị nguyên nhân, lý do. V là động từ không mang tính ý chí.
交通事故でけがをしてしましました。
Tôi bị thương bởi tai nạn giao thông)
大風で電線が切れました。
Đường điện bị đứt bởi gió to
火事で家がやけました。
Nhà bị cháy bởi hỏa hoạn
Reasonて、Result
Cách nói sử dụng「て/ で」để biểu thị nguyên nhân, lý do, được sử dụng khi muốn nhấn mạnh đến mối quan hệ nhân – quả. Dạng phủ định như sau:「Vなくて, ~」/「Aい- くなくて、~」/「Aな- でなくて~」 và 「Nでなくて ~」.
Vế sau thường là dạng khả năng hoặc những từ biểu thị tâm tư tình cảm như「うれしい」 (vui), 「はずかしい」(xấu hổ),「ざんねんだ」(đáng tiếc) v.v...
あなたに会えて、うれしいです。
Được gặp cậu, tớ rất vui
眠くて、べんきょうができません。
Tôi buồn ngủ qúa nên chẳng thể học được
心配で、ごはんが食べられませんでした。
Tôi lo lắng nên không thể ăn cơm được
~て/で、……から/ので~
<Reason1>[て/で]、<Reason2>[から/ので]、<Result>
Khi có hai nguyên nhân, lý do liên quan với nhau, trong đó nguyên nhân thứ nhất (て/で) mạnh hơn, kéo theo nguyên nhân thứ hai (から/ ので) thì sử dụng mẫu câu này.
Then, add the situation that results from that, which has been expressed in the て/で phrase, using から or ので.
たばこを吸って、医者にしかられたから、やめなければなりません。
Vì tôi hút thuốc [dẫn đến] bị bác sĩ mắng nên phải bỏ
V(ます)すぎます
[Vます / Aい- / Aな- ]すぎます
「~すぎる」biểu thị mức độ của một trạng thái, động tác nào đó vượt quá mức bình thường, chủ yếu với nghĩa không tốt. Động từ này được sử dụng giống với「V」nhóm 2, tuy nhiên không dùng ở dạng phủ định và tiếp diễn (× ~すぎません × ~すぎています)
お酒をのみすぎたので、頭がいたくなりました。
Tôi uống quá nhiều rượu nên bị đau đầu
このひもは短すぎて、使えません。
Sợi dây này ngắn quá nên không sử dụng được
この問題はふくざつすぎます。みんな答えられません。
Câu hỏi này quá phức tạp. Không ai có thể trả lời được
JPLANG 25
V(PlainForm)ようです
[V/Aい/Aな*/N*](Plain Form) ようで
Cách nói phán đoán dựa vào quan sát hoặc cảm giác chủ quan của người nói.
* Dạng khẳng định ở thì hiện tại của「Aな」thì kết hợp với qua「な」(Aな-なようです, còn danh từ thì qua「の」( Nのようです).
熱があるようですね。かおが赤いですよ。
Trông cậu có vẻ bị sốt. Mặt cậu đỏ lên rồi đấy
かぜをひいてしまったようです。
Tôi thấy hình như mình bị cảm mất rồi
この機械はどうも古いようです。
Cái máy này trông có vẻ cũ quá
テストはむずかしくなかったようです。
Bài kiểm tra có vẻ không khó
マナさんは勉強がきらいなようです。
Hình như Mana không thích học
この問題はかんたんではないようです。
Có lẽ vấn đề này không đơn giản
田中さんは留守のようです。
Hình như Tanaka không có nhà
きのうは地下鉄が不通だったようです。
Dường như hôm qua tàu điện ngầm bị tắc nghẽn
Nばかり
Cách nói khi đề cập đến「N」, với một số lượng nhiều hoặc tần số xuất hiện nhiều. Và người nói thường thể hiện tâm trạng không hài lòng lắm về điều đó.
家の回りは田ばかりです。
Xung quanh nhà tôi toàn là cánh đồng
毎日雨ばかり降っています。
Ngày nào cũng mưa suốt
先生はわたしにばかり質問します。
Thầy giáo toàn hỏi tôi
Vて ばかり います
Mẫu câu biểu hiện ý nghĩa chỉ duy nhất một hành động nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần. Và người nói thường thể hiện tâm trạng không hài lòng lắm về điều đó.「ばかり」được đặt ở giữa「Vて」và「います」.
あの人はなまけてばかりいます。
Người đó toàn lười nhác
マナさんはじゅぎょうのとき、まちがえてばかりいます。
Mana toàn nhầm lẫn trong giờ học
Vdic.ところです
「ところ」trong trường hợp này nói về một khoảng thời gian. 「V dic.ところです」nói về khoảng thời gian ngay trước khi một hành động nào đó xảy ra.「Vているところです」nói về khoảng thời gian khi một hành động nào đó đang xảy ra.「Vたところです」nói về khoảng thời gian ngay sau khi 1 hành động nào đó vừa xảy ra.
わたしはこれから食事をするところです。
Tôi đang chuẩn bị ăn [ngay bây giờ]
わたしは今、食事をしているところです。
Tôi đang ăn
わたしは今、食事をしたところです。
Tôi vừa mới ăn xong
V(ます)たがっています
Mẫu câu biểu thị sự mong muốn, nguyện vọng hoặc tâm trạng của người thứ 3 nào đó.
Formation
のみた(いです)
さむ(いです)
いや(です)
わたしはNが/をV(ます)たいです(Tôi muốn ~.) → あの人はNをV(ます)たがっています(Người đó muốn ~.)
わたしはNがほしいです(I want N.) → あの人はNをほしがっています(That person wants N.)
「~がっています」được dùng với tính từ đuôi いvà tính từ đuôi な để thể hiện tình cảm, cảm giác khi chủ ngữ ở ngôi thứ 3
わたしはさびしいです(Tôi buồn.) → あの人はさびしがっています(Người kia buồn.)
わたしは残念です(Tôi lấy làm tiếc, tôi thấy tiếc.) → あの人は残念がっています(Người kia lấy làm tiếc, người kia thấy tiếc.)
兄は外国へ行たがっています。
Anh trai tôi rất muốn đi nước ngoài
タンさんはさびしがっています。
[Tôi cho rằng] Tan buồn
Vますたがります
Aい-がります
Aな-がります
Mẫu câu biểu thị sự mong muốn, nguyện vọng hoặc tâm trạng của người thứ 3 nào đó, mang tính thường xuyên, gần như là lúc nào cũng như vậy.
弟は、おかしを見ると、いつもほしがります。
Em trai tôi cứ nhìn thấy kẹo là muốn
いもうとは、デパートへ行くと、いつもおかしを買いたがります。
Em gái tôi hễ đi vào cửa hàng là muốn mua kẹo
~。それなのに、……
Trong trường hợp này「のに」biểu thị ý nghĩa người nói bất ngờ với một kết quả nào đó xảy ra trái với những gì thông thường hoặc ngược lại với những gì mình suy nghĩ, mong đợi.
Trường hợp muốn nhấn mạnh đến sự bất thường đó, tách hai vế thành 2 câu, giữa hai câu, dùng「それなのに」
* Kết hợp với「のに」qua「な」:「Aな-なのに」, 「Nなのに」.
弟はよく勉強しました。それなのに、せいせきが上がりませんでした。
Em trai tôi chịu khó học. Vậy là kết quả học tập chẳng tiến bộ gì cả
今日は天気がいいのに、あの人はずっと家でねています。
Hôm nay trời đẹp, vậy mà người đó lại ở nhà ngủ suốt
Vてきました
「Vてきた」biểu thị ý nghĩa một hành động, hiện tượng nào đó xảy ra trong quá khứ và tiếp diễn đến tận hiện tại. Còn「Vていく」biểu thị ý nghĩa một hành động, hiện tượng nào đó từ hiện tại đến tương lai, thường sử dụng động từ biểu hiện sự biến đổi, như「進む」 (phát triển, tiến lên),「減る」(giảm),「向上する」(khuynh hướng tăng lên).
カメラの技術はずいぶん進んできました。
Công nghệ sản xuất máy ảnh đã phát triển rất mạnh.
科学はこれからも進歩していくでしょう。
Tôi tin rằng khoa học sẽ ngày càng phát triển
Vて きます
Cấu trúc này biểu hiện ý nghĩa một hiện tượng, hành động nào đó bắt đầu xảy ra, nằm ngoài sự kiểm soát của người nói. Những động từ hay được sử dụng thường liên quan đến hiện tượng tự nhiên, như:「降る」(rơi, rụng)「晴れる」(nắng, ấm),「聞こえる」(nghe thấy), 「においがする」(có mùi... ) v.v...
雨が降ってきました。
Trời bắt đầu mưa rồi
いいにおいがしてきました。
Có mùi thơm rồi đấy
JPLANG 26
~によると/では、V(PlainForm)そうです
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa người nói nghe được hoặc bằng cách nào đó có được thông tin gì đó và truyền đạt lại thông tin đó cho người khác.
「Nによると」và 「Nでは」được hiểu là nguồn thông tin (theo N...., dựa vào N...)
×田中さんでは、~そうです。
○田中さんによると、~そうです。
According to Mr./Ms. Tanaka, ~.
○田中さんの話では、~そうです。
According to what Mr./Ms. Tanaka said, ~.
ニュースによると、交通事故が増えてきたそうです。
Theo tin tức thời sự thì tai nạn giao thông tăng lên
統計によると、男性の人口は女性の人口より多いそうです。
Theo thống kê thì số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới
田中さんの話では、あの学生はあまりまじめではないそうです。
Theo như lời Tanaka thì sinh viên đó không chịu khó học lắm
新聞によると、去年、海外旅行をした人は約九百万人だそうです。
Theo tin từ báo chí thì số người đi du lịch nước ngoài năm ngoái ước tính khoảng 9 triệu người
Vdic.ように(と)言いました。
Cách nói nhờ vả hoặc ra lệnh cho ai làm việc gì đó. Tuy nhiên không trực tiếp sử dụng dạng mệnh lệnh, nhờ vả...ở động từ đó, mà mượn những động từ khác để thể hiện mong muốn của mình.
「しなさい」と言いました→するように(と)命令しました (mệnh lệnh)
「してください」と言いました→するように(と)頼みました (nhờ vả)
「しないでください」と言いました→しないように(と)注意しました (chú ý, nhắc nhở)
社長は社員に規則を守るように(と)命令しました。
Giám đốc ra lệnh cho nhân viên phải tuân thủ nội quy công ty
わたしは友だちに荷物を運ぶように(と)頼みました。
Tôi nhờ bạn khuân giúp hành lý
先生は学生に授業を欠席しないように(と)注意しました。
Giáo viên nhắc nhở sinh viên không được bỏ giờ
姉は妹にお金を落さないように(と)言いました。
Chị gái tôi nói với em gái tôi đừng để rơi tiền
(N1でもN2でも)QWでも
Khi thêm「でも」vào sau từ nghi vấn (QW) trong trường hợp này thì「N1」hoặc「N2」đứng trước nó không có nghĩa đặc biệt khác với những「N」khác, mà tất cả「N」đều có chung một điểm nào đó. Lưu ý nếu sau「N」có một trợ từ nào đó thì「でも」đứng sau cả trợ từ đó.
(子どもでも大人でも)だれでも法律を守らなければなりません。
[Bất kể người lớn hay trẻ em] Ai cũng phải tuân thủ theo pháp luật
あの病人は、(肉でもやさいでも)何でも食べられます。
Bệnh nhân đó cái gì cũng ăn được [không phân biệt thịt hay rau].
スーパーマーケットは(東京にでもおおさかにでも)どこにでもあります。
Siêu thị thì ở đâu cũng có [chẳng riêng gì Tokyo or hay Osaka].)
V(PlainForm)だろうと思います
Cách nói suy đoán. Trường hợp muốn nói thay cho mẫu câu 「(たぶん) ~でしょう」 (có lẽ....) sẽ thành「(たぶん) だろう ~と思います」(tôi nghĩ rằng).
Kết hợp trực tiếp với「だろうと思います」(không cần qua「だ」hoặc「な」
来年はたぶん物価が上がるだろうと思います。
Tôi nghĩ rằng sang năm có lẽ vật giá sẽ tăng lên
雪国の生活はきびしいだろうと思います。
Tôi cho rằng cuộc sống ở vùng có tuyết vất vả
日本語でレポートを書くのは大変だろうと思います。
Tôi nghĩ viết báo cáo bằng tiếng Nhật thì rất vất vả
TimeまでにV
「までに」biểu thị giới hạn về mặt thời gian của một hành động nào đó, có nghĩa là hành động đó sẽ kết thúc trong khoảng thời gian đã được quy định. Lưu ý không sử dụng với những động tác mang tính liên tiếp.
×5時までにべんきょうしています。
○5時までべんきょうしています。
Tôi sẽ còn học đến lúc 5 giờ
今月の末までに委員を決めてください。
Hãy quyết định ủy viên [muộn nhất là] cuối tháng này,
十二時までに駅につけますか。
Muộn nhất là lúc 12 giờ, cậu có thể đến ga được không?
Nの間、~
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa một hành động, trạng thái nào đó diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
わたしは、夏休みの間、ずっと勉強するつもりです。
Tôi dự định trong dịp nghỉ hè, chỉ học thôi
母が買い物をしている間、父は車の中で待っていました。
Trong lúc mẹ tôi đi mua đồ, bố tôi đợi trong xe ô tô
Nの間に、~
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định, một hành động, sự việc nào đó được diễn ra.
Lưu ý không sử dụng động từ biểu thị tính tiếp diễn hoặc trạng thái.
×待っている(đang đợi), 食べている(đang ăn), いる(có, ở dùng với danh từ động vật), ある(có, ở, dúng với danh từ bất động vật), ねむい(buồn ngủ), しずかだ(yên tĩnh)
わたしは、昼休みの間に、銀行へ行って来ました。
Trong lúc nghỉ trưa, tôi đã đi ngân hàng
赤ちゃんが寝ている間に、この辺をかたづけましょう。
Trong lúc đứa bé đang ngủ, cất dọn chỗ này đi.
Placeへ行きます。その途中で、V
[Place へ 行く / VNの] 途中で、V
Cấu trúc này biểu thị ý nghĩa trong lúc di chuyển xảy ra một sự việc nào đó hoặc tiến hành một hành động nào đó. Ngoài「行く」cũng sử dụng với「来る」,「帰る」.
Lưu ý, trường hợp「途中で」được sử dụng giữa một câu thì động từ chuyển động đứng trước nó thường phải để ở dạng nguyên thể.
○学校へ行く途中で事故にあいました。
I had an accident on my way to school.
×学校へ行った途中で事故にあいました。
Trong trường hợp này 「VN」 là danh từ biểu thị sự di chuyển, như「帰国」 (về nước), 「旅行」(du lịch),「散歩」(đi dạo) v.v...
駅へ行きます。その途中で、銀行に寄ります。
Tôi đi ra ga. Trên đường, tôi ghé qua ngân hàng
駅へ行く途中で、銀行に寄ります。
Trên đường ra ga, tôi ghé qua ngân hàng
そんなに+Neg.
Cách nói khi cho rằng một điều gì đó không đạt đến mức độ nào đó.
式は長くかかりますか。
Buổi lễ có kéo dài không?
→いいえ、そんなに長くかかりません。
Không, không kéo dài đâu
JPLANG 27
XはYをV1(ない)(さ)せます
Mẫu câu sai khiến, bắt người khác làm gì đó. X là chủ thể, thường là người có vị trí cao hơn. Y là đối tượng bị sai khiến, thường là người có vị trí thấp hơn. V là nội động từ mang tính ý chí, như [行く], [来る], [帰る], [立つ], [すわる], [歩く], [休む].
母は弟を病院へ行かせました。
Mẹ tôi cho em tôi đi viện
先生は生徒を 立たせました。
Giáo viên bắt học sinh đứng lên
XはYにNをVt(ない)(さ)せます
Mẫu câu sai khiến, trong đó「V」là ngoại động từ, kết hợp với từ chỉ mục đích (Nを).
Trường hợp này trước đối tượng bị sai khiến dùng trợ từ「に」.
Compare: Xは Y[を] Vi(ない)(さ)せる
Xは Y[に] Nを Vt(ない)(さ)せる
×Yを Nを Vt(ない)(さ)せる
社長は社員に電話を かけさせました。
Giám đốc bắt nhân viên gọi điện
父は妹に新聞を 持って来させました。
Bố tôi sai em gái tôi mang báo đến
XはYにVi(ない)(さ)せます
Cũng là mẫu câu sai khiến nhưng được sử dụng với nghĩa X phó thác hoặc cho phép Y thực hiện hành động nào đó. Nếu là tự động từ thì sau Y không sử dụng trợ từ「を」, mà phải dùng trợ từ「に」. Hơn nữa đối với cả nội động từ và ngoại động từ nếu sử dụng những từ như「好き」(yêu, thích) ,「自由」 (tự do) v.v... thì không còn tính chất sai khiến, bắt ép một cách cưỡng chế, mà thiên về ý nghĩa phó thác hoặc cho phép. Nói chung dạng sai khiến trong tiếng Nhật phải hiểu hết sức linh hoạt, phải dựa vào ngữ cảnh để dịch sang tiếng Việt là “bắt” hoặc “cho”
先生は生徒たちに好きな所へ行かせました。
Giáo viên cho phép học sinh đi đến nơi các em thích
父親と母親は子どもたちに自由に意見を しゃべらせました。
Bố và mẹ cho phép con cái tự do phát biểu ý kiến
XはYをVi(ない)(さ)せます
Cũng là mẫu câu sai khiến. Khi sử dụng những động từ biểu thị tình cảm, cảm giác thì mang nghĩa X tác động đến tình cảm, cảm giác của Y. Một số động từ điển hình: 「わらう」(cười),「おこる」(giận dữ),「よろこぶ」(vui mừng),「つかれる」(mệt mỏi), 「びっくりする」(ngạc nhiên),「心配する」(lo lắng), v.v...
Lưu ý sau Y dùng trợ từ「を」
田中さんは、じょうだんを言って、みんなを わらわせました。
Tanaka nói đùa, làm cho mọi người cười
わたしは、大きい声を出して、友だちを びっくりさせました。
Tôi nói to khiến bạn tôi giật mình
V(ない)(さ)せてください
Khi sử dụng dạng mệnh lệnh sai khiến「させて ください」(Hãy cho phép tôi....) thì người nói bày tỏ thái độ nhún nhường, xin phép người khác cho mình thực hiện hành động nào đó.「 ~くださいませんか」lịch sự hơn (Hãy cho tôi ....có được không ạ?)
この電話を使わせてください。
Làm ơn cho tôi sử dụng máy điện thoại này
あしたは休ませてくださいませんか。
Làm ơn cho phép tôi nghỉ vào ngày mai có được không ạ?
XはわたしをVi(ない)(さ)せてくれます/くださいます
Cũng là mẫu câu sai khiến. Trong trường hợp này X là người cho phép mình thực hiện hành động nào đó. Với mẫu này, người nói bày tỏ lòng biết ơn đối với X
田中さんはわたしに電話を 使わせてくれました。
Tanaka cho tôi sử dụng điện thoại
先生はわたしを 休ませてくださいました。
Thầy cho tôi nghỉ học
V(PlainForm)はずです
Cách nói khi người nói dựa trên thông tin, tri thức nào đó rồi đưa ra nhận định, phán đoán một cách chắc chắn về một sự vật hiện tượng nào đó. Lưu ý những sự vật, hiện tượng đó không trực thuộc người nói.
Thời hiện tại của dạng khẳng định của tính từ đuôi な và danh từ được biến đổi bằng cách bỏ đuôi だ của thể nguyên thể, sau đó thêm な hay の vào sau tính từ hay danh từ 「A(な)なはずです」「Nのはずです」
私立大学に入ったら、お金がかかるはずです。
Nếu học ở trường đại học tư lập thì chắc chắn sẽ tốn nhiều tiền
国立大学に入ったら、お金がそんなにかからないはずです。
Nếu học ở trường đại học quốc lập thì chắc chắn sẽ không tốn nhiều tiền như vậy
さっき部屋の温度を上げたから、あたたかいはずです。
Vừa nãy tôi tăng nhiệt độ trong phòng rồi nên chắc chắn là ấm
定期けんを買う時は、学生証が必要なはずです。
Khi mua vé tháng / định kỳ, chắc chắn phải cần thẻ sinh viên
今日は日よう日だから、銀行は休みのはずです。
Hôm nay là chủ nhật nên chắc chắn ngân hàng không làm việc
N1は~が、N2なら……
Cách nói khi bầy tỏ sự khác nhau, đối lập giữa「N1」và「N2」, (N1 và N2 cùng một nhóm) 「N2なら」biểu thị ý nghĩa điều kiện (nếu là N2 thì...). Là cách nói khi không muốn kết thúc bằng câu trả lời phủ định, mà đưa ra một điều kiện nào đó (N2) để thăm dò ý kiến người khác.
土よう日は都合がいいですか。
Is Saturday convenient for you?
→土よう日はだめですが、日よう日なら都合がいいです。
Saturday is not good for me, but Sunday is fine.
→日よう日なら都合がいいですが、土よう日はだめです。
Sunday is OK, but Saturday is not convenient for me.
A: ジュースはありますか。
Cậu có nước ngọt không?
B: ジュ-スはありませんが、水ならあります。
Tớ không có nước ngọt, nước lọc thì có
わたしはテニスならやりますが、ほかのスポ-ツはやりません。
Nếu là tennít thì tớ chơi, còn những môn thể thao khác thì không
Trường hợp có trợ từ như [nơi chốn へ], [nơi chốn で], hoặc [người と]...thì「なら」đứng sau những trợ từ đó.
ほかの所へは行きたくありませんが、京都へなら行きたいです。
Tôi không muốn đi những nơi khác, nếu là Kyoto thì tôi muốn đi.
工場の中では写真をとってはいけませんが、外でならいいです。
Trong nhà máy thì không được chụp ảnh, còn bên ngoài thì được
V1dic.とおりに、V2
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa「N2」được thực hiện đúng theo「V1 dic」hoặc「Nの」
N là nguồn thông tin liên quan đến viêc V2được tiến hành như thế nào.
学生は先生の言うとおりに、実験をしました。
Sinh viên tiến hành thí nghiệm theo đúng những điều giáo viên hướng dẫn
地図にかいてあるとおりに、歩きました。
Chúng tôi đi bộ theo đúng chỉ dẫn ghi trong bản đồ
地図のとおりに、歩きましょう。
Hãy đi theo chỉ dẫn của bản đồ
V(PlainForm)場合は、……
Cách nói giả định khi xuất hiện một tình huống, sự việc nào đó. Không dùng với tình huống đã xảy ra trong quá khứ.
×去年事故があった場合は、おおぜいの人が死にました。
○去年事故があった時、おおぜいの人が死にました。
When there was an accident last year, many people died.
○事故があった場合は、おおぜいの人が死ぬでしょう。
If an accident should occur, many people will probably die.
* 「Aな」kết hợp với「場合」qua「な」thành「Aな-な場合 は」và「N」kết hợp với「場合」qua「の」thành「Nの場合は」,
会社を休む場合は、理由を言ってください。
Trường hợp anh nghỉ việc ở công ty thì hãy nói lý do.
お金がない場合は、友だちにかしてもらいます。
Nếu [trường hợp] không có tiền thì tôi sẽ vay của bạn
お金が必要な場合は、知らせてください。
Nếu cậu cần tiền thì cứ cho tớ biết
欠席の場合は、早く返事をしてください。
Nếu cậu cần tiền thì cứ cho tớ biết
背が高い方です sei ga takai hou desu
Cách nói khi muốn so sánh hai sự việc, sự kiện.... Trong đó sự việc trở thành chủ đề thuộc về một nhóm nào đó. Cách nói này mang nét nghĩa “ Nếu so sánh xem thuộc phía nào thì...” và được sử dụng với tất cả các loại từ.
わたしは兄弟の中で太っている方です。
Trong anh chị em của tôi, thì tôi thuộc dạng béo
アリさんはクラスの中で背が高い方です。
Ali thuộc diện cao ở trong lớp tôi
マナさんは日本語が上手な方だと思います。
Tôi nghĩ rằng Mana thuộc diện giỏi tiếng Nhật
N1のN2
Cấu trúc này biểu thị ý nghĩa「N1」và「N2」có chung phẩm cách với nhau, nghĩa là「N2 」thực [được gọi] là N1. Trong đó「N2 」bổ nghĩa thêm cho「N1」.
こちらは友だちの中村さんです。
Đây là Nakamura, bạn tôi.)
あの人は留学生のマナさんです。
Người đó là Mana, lưu học sinh.
JPLANG 28
NはおV(ます)になります
Mẫu câu này là một trong những biểu hiện kính ngữ, được gọi là cách nói tôn kính, có nghĩa thể hiện sự kính trọng của người nói đối với 「N」. 「N」 trong trường hợp này không chỉ là người lớn tuổi mà nói chung là những người có quan hệ không thân mật đối với người nói, thể hiện sự tôn kính mang tính xã giao. Còn đối với những người thân hoặc những người trong nhóm của mình thì ít dùng cách nói này.
先生は、来月、国へお帰りになります。
Thầy giáo của tôi tháng sau sẽ về nước
あの方はお喜びになるでしょう。
Người đó chắc là sẽ vui lắm
NはV(ない)(ら)れます
Mẫu câu này cũng là một trong những biểu hiện kính ngữ (tôn kính). Về mặt ngữ nghĩa hoàn toàn giống phần 1-1. Về mặt ngữ pháp, động từ được chia giống dạng bị động.
先生は、来月、国へ帰られます。
Thầy giáo của tôi tháng sau sẽ về nước.
先生は毎朝散歩をされます。
Thầy giáo của tôi sáng nào cũng đi dạo.
先生は明日ここへ来られます。
Thầy giáo của tôi ngày mai sẽ đến đây.
先生はもう論文を書いてしまわれました。
Thầy giáo của tôi đã viết xong luận văn
おっしゃいます・ごらんになります・めしあがります・なさいます・いらっしゃいます
Một số động từ đặc biệt biểu hiện ý nghĩa tôn kính.
先生は何とおっしゃいましたか。
Thầy giáo đã nói gì vậy?
先生は写真を御らんになりました。
Thầy giáo đã xem ảnh
お(V)ますします
Mẫu câu này là một trong những biểu hiện kính ngữ, được gọi là cách nói khiêm nhường. Trường hợp này người nói đề cập đến hành động nào đó của mình hoặc của nhóm mình bằng cách tự hạ thấp mình để thể hiện sự kính trọng người khác.「VNする」thường chuyển thành「ごVNする」, chẳng hạn 「連絡する」 (liên lạc), 「相談する」 (bàn bạc), 「説明する」 (thuyết minh, giải thích) v.v...
お荷物をお持ちしましょう。
Tôi mang hành lý giúp anh nhé!
すぐ結果をお知らせします。
Tôi sẽ thông báo ngay kết quả cho anh
Many of the "VNする" words, or "action noun + する" verbs (e.g., れんらくするcontact; notify, 相談するconsult, 説明するexplain) are turned into the humble polite by putting ご at the beginning: ごVNする.
すぐ結果をごれんらくします。
Tôi sẽ liên lạc về kết quả ngay.
お好き ご自由 おいそがしい
Có một số「N」và「Aな」có thể thêm tiếp đầu ngữ「お」hoặc「ご」để mang nghĩa lịch sự.
Tuy nhiên riêng「Aい」chỉ có thể gắn thêm tiếp đầu ngữ「お」.
お元気ですか。
Anh có khỏe không?
お幸せになってください。
Chúc anh hạnh phúc.
御自由にどうぞ。
Xin mời anh cứ tự nhiên
お宅はどちらですか。
Nhà anh ở đâu?
おいそがしいですか。
Anh có bận không?
V(PlainForm)らしいです
Cách nói suy đoán dựa trên thông tin mình nghe được hoặc chứng kiến được.
Thời hiện tại dạng khẳng định của tính từ đuôi な và danh từ được biến đổi bằng cách bỏ đuôi だ , biến thành 「A(な)らしい」「Nらしい」
中村さんは、しあいで友だちに勝ったらしいです。
Nghe đâu Nakamura đã thắng trong trận thi đấu với bạn
ラジオで聞きましたが、明日は天気がわるいらしいです。
Nghe đài thông báo hình như ngày mai thời tiết xấu
あの仕事は、どうも大変らしいです。
Công việc đó có vẻ rất vất vả
明日は雨らしいです。
Ngày mai trời có vẻ mưa
Vたばかりです
Cách nói biểu thị ý nghĩa một hành động nào đó vừa mới kết thúc.
わたしは、今、家へ帰って来たばかりです。まだ上着もぬいでいません。
Tôi vừa về đến nhà, vẫn chưa kịp cởi áo khoác
So với 「Vたところ(です)」thì 「Vたばかり(です)」còn được sử dụng trong trường hợp hành động đó đã kết thúc được một khoảng thời gian nhât định
先週、日本に着いたばかりですから、まだ日本の生活にはなれていません。
Tôi mới đến Nhật vào tuần trước nên vẫn chưa quen với cuộc sống ở Nhật
今、ひこう場に着いたところです。これからバスに乗って、帰ります。
Tôi vừa xuống sân bay, bây giờ sẽ lên xe buýt để đi về
Trường hợp kết hợp với 「N」 sẽ thành 「VたばかりのN」.
生まれたばかりの赤ちゃんはしゃべれません。
Đứa bé mới sinh nên chưa thể nói được
Tuy nhiên Vたところ không dùng được với danh từ trong trường hợp sau.
×生まれたところの赤ちゃん
Nhưng không nói 「Vたところの」
V1dic.たびに、V2
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa mỗi khi xảy ra「V1」 thì chắc chắn 「V2」 cũng xảy ra. 「VN+するたびに」cũng có thể thay bằng「VN+のたびに」
Aクラスはしあいに出る度に、一位になります。
Cứ mỗi lần lớp A tham gia trận đấu là lại giành vị trí số 1
わたしは、けんかをする度に、兄に負けました。
Lần nào cãi nhau với anh trai, tôi cũng thua
わたしは、けんかの度に、兄に負けました。
Lần nào cãi nhau với anh trai, tôi cũng thua
Nでも
Cách nói khi muốn đưa ra một ví dụ nào đó trong một nhóm cùng loại.. Hay được sử dụng để đưa ra đề án hoặc ý kiến một cách nhẹ nhàng và có thể vì một lý do nào đó, dẫn đến việc không thực hiện đúng đề án hoặc ý kiến đó thì cũng không sao
お茶でも飲みませんか。
Chúng ta đi uống trà [hoặc cái gì đó] đi?
明日でも小林さんの家に電話をかけてみましょう。
Ngày mai [gì đó] chúng ta hãy gọi điện đến nhà Kobayashi đi
Trường hợp có những trợ từ như [nơi chốn] へ hay [người] にv.v...thì 「でも」 đứng sau những trợ từ đó.
あしたは新宿へでも行きましょうか。
Ngày mai chúng ta đi Shinjuku [hoặc đâu đó] đi?
この本は弟にでもやろうかと思っています。
Tôi đang định cho em trai [hoặc ai đó] cuốn sách này
Dạng tỉnh lược
Trong văn nói, dạng tỉnh lược, nói ngắn được sử dụng rất đa dạng và phong phú.
どうしたんですか。← どうしたのですか。
Có chuyện gì vậy?
昼ごろ来るって言いました。← 昼ごろ来ると言いました。
Nó nói rằng trưa sẽ đến
JRって何ですか。← JRというのは何ですか。
"JR" là cái gì vậy?
いなくなっちゃった。← いなくなってしまった。
Nó đi rồi/ không còn ở đây nữa
全部飲んじゃいました。← 全部飲んでしまいました。
Tôi uống hết tất cả rồi
うそを言っちゃだめです。← うそを言ってはだめです。
Không được nói dối
さわいじゃいけません。← さわいではいけません。
Không được ầm ĩ
これはわたしのかさじゃありません。← これはわたしのかさではありません。
Đây không phải là cái ô của tôi
頭が痛いんじゃないんです。← 頭が痛いのではないのです。
Không phải là bị đau đầu
たばこを吸ったってかまいません。← たばこを吸ってもかまいません。
Hút thuốc lá cũng không sao
明日は休んだっていいんです。← 明日は休んでもいいんです。
Ngày mai nghỉ cũng được
父は新聞を読んでるし、母は料理を作ってます。← 父は新聞を読んでいるし、母は料理を作っています。
Bố tôi đọc báo còn mẹ tôi thì nấu ăn
ここで待っててください。← ここで待っていてください。
Hãy đợi tôi ở đây nhé
泊まってらっしゃいます。← 泊まっていらっしゃいます。
[anh ấy] đang nghỉ qua đêm [ở đây]
Bài viết của bạn hay và có ích, nội dung hay, cảm ơn bạn đã chia sẻ
ReplyDeleteBiến tần Mitsubishi